Mức phạt lên đến 2 tỷ đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đúng không? 10 hành vi bị phạt đến 2 tỷ là gì?
- Mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản lên đến 2 tỷ đồng theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 20/5/2024 đúng không?
- Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt lên đến 2 tỷ là gì?
- Có những hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản nào?
Mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản lên đến 2 tỷ đồng theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 20/5/2024 đúng không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, mức phạt tiền một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với cá nhân tối đa là 1.000.000.000 đồng. Tổ chức vi phạm hành vi tương ứng bị phạt gấp 02 lần mức phạt này.
Do đó, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ 20/5/2024 có thể bị phạt lên đến 2.000.000.000 đồng.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt lên đến 2 tỷ là gì?
Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt lên đến 2 tỷ đối với tổ chức tại Điều 20, Điều 42 như sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
- Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;
- Sử dụng tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn;
- Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
- Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
- Khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;
- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;
- Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
- Vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc tổ chức nghề cá khu vực đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên
- Hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên
Có những hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản gồm:
- Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau:
+ Buộc thả thủy sản, giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;
+ Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền;
+ Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định;
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc chủ tàu cả chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước;
+ Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
+ Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống;
+ Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm;
+ Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá;
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá;
+ Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định;
+ Buộc tàu cá nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;
+ Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy.
- Vi phạm hành chính nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực thủy sản là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp được quy định là hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?