Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh năm 2023 là bao nhiêu? Công thức tính tiền phí ra sao?
Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành.
Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
...
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh
a) Trường hợp điều chỉnh dự án mà có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: Mức thu phí bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp điều chỉnh dự án không sử dụng nội dung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: Mức thu phí bằng 100% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh được xác định như sau:
- Trường hợp có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh:
Mức thu phí bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí
- Trường hợp không sử dụng nội dung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh:
Mức thu phí bằng 100% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí
Trong đó, Biểu mức thu phí thẩm định dự án đầu tư được ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BTC như sau:
Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh năm 2023 là bao nhiêu? Công thức tính tiền phí ra sao? (Hình từ Internet)
Công thức tính tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh phải nộp ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC, khoản 5 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC.
Công thức tính tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh được xác định như sau:
Trong trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu phí thì số phí thẩm định được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- là phí thẩm định cho dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- Mức thu phí được xác định như sau:
+ 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí (Trường hợp có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh)
+ 100% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí (Trường hợp không sử dụng nội dung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh)
Trường hợp tổ chức thu phí không phải là cơ quan nhà nước thì phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được sử dụng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2023/TT-BTC như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do cơ quan trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do cơ quan địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương). Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại một phần tiền phí thẩm định thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định và thu phí, cụ thể:
a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 90% trên số tiền phí thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 50% trên số tiền phí thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được để lại 90% trên số tiền phí thu được để chi cho công việc thẩm định và thu phí; nộp 10% trên số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do đơn vị thuộc trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do đơn vị thuộc địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Tiền phí được để lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên thì phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp tổ chức thu phí không phải là cơ quan nhà nước được sử dụng như sau:
- Chi cho công việc thẩm định và thu phí: 90%;
- Nộp vào ngân sách nhà nước: 10%.
Thông tư 28/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?