Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là bao nhiêu theo quy định mới tại Thông tư 28/2023/TT-BTC?
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là gì? Việc phân loại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dựa trên những căn cứ nào?
- Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là bao nhiêu theo quy định mới?
- Công thức tính phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị từ 01/7/2023 ra sao?
- Việc quản lý và sử dụng phí đối với tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước như thế nào?
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là gì? Việc phân loại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dựa trên những căn cứ nào?
Hiện nay, khái niệm dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được định nghĩa tại khoản 15a Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được bổ sung bởi điểm đ khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Về phân loại dự án đầu tư xây dựng, căn cứ khoản 3 Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
...
3. Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phân loại dự án đầu từ xây dựng khu đô thị dựa trên những căn cứ sau:
- Công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình;
- Mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng.
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo là bao nhiêu theo quy định mới tại Thông tư 28? (Hình từ Internet)
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là bao nhiêu theo quy định mới?
Căn cứ Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được xác định theo Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BTC như sau:
Trong đó:
- Mức thu phí tính theo tỷ lệ % trên tổng mức đầu tư dự án được áp dụng tại từng cơ quan thẩm định.
- Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tối đa không quá 150.000.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định và tối thiểu không dưới 500.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định.
Công thức tính phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị từ 01/7/2023 ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC, công thức tính số tiền phí thẩm định tự án đầu tư xây dựng khu đô thị như sau:
Trong trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu phí thì số phí thẩm định được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- là phí thẩm định cho dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
Việc quản lý và sử dụng phí đối với tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do cơ quan trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do cơ quan địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương). Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại một phần tiền phí thẩm định thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định và thu phí, cụ thể:
a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 90% trên số tiền phí thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 50% trên số tiền phí thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Thông tư 28/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?