Mức phụ cấp thâm niên giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Mức phụ cấp thâm niên giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Mức phụ cấp thâm niên giáo viên trước cải cách tiền lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định mức phụ cấp thâm niên nghề giáo viên hiện nay như sau:
Giáo viên tham gia giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.
Bắt đầu từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Nghĩa là giáo viên đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trong năm thì mức phụ cấp thâm niên là 6%, năm thứ 7 sẽ là 7%. Các năm tiếp theo tương tự như vậy cứ đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng được tính thêm 1%.
Ví dụ: Giáo viên A công tác ở trường mầm non X 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng BHXH bắt buộc. Sau đó giáo viên A tiếp tục được ký hợp đồng để giảng dạy tại trường mầm non Y đến nay được 8 năm (có đóng BHXH đầy đủ).
Như vậy, tổng thời gian mà giáo viên A được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy ở trường mầm non X có đóng BHXH và 8 năm giảng dạy tại trường mầm non Y), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng hiện nay:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Mức phụ cấp thâm niên giáo viên sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung và bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với giáo viên.
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương giáo viên sẽ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức về mức phụ cấp thâm niên vượt khung sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 là bao nhiêu.
Mức phụ cấp thâm niên giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào? (Hình từ internet)
Giáo viên sẽ được tăng lương 7%/năm khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Sáng 23/10/2023, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc.
Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho biết: Những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, từ năm 2025 trở đi, tiền lương của giáo viên sẽ được tăng bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Bảng lương giáo viên sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thế nào?
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm đối với giáo viên như sau:
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Bảng lương của giáo viên sẽ được xây dựng dựa theo các yếu tố như sau:
+ Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
+ Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
+ Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
+ Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Ngoài ra, mức lương của giáo viên được tính theo công thức sau:
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (Nếu có) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?