Mức thuế bảo vệ môi trường năm 2023 đối với 08 đối tượng chịu thuế là bao nhiêu? Công thức tính thuế ra sao?

Cho tôi hỏi: Mức thuế bảo vệ môi trường năm nay đối với 08 đối tượng chịu thuế ra sao? Công thức tính thuế là gì? - Câu hỏi của anh Giang (Kiên Giang)

Mức thuế bảo vệ môi trường năm 2023 đối với 08 đối tượng chịu thuế?

Thuế bảo vệ môi trường được định nghĩa theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 là thuế áp dụng đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh đối với những sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. (thuế gián thu)

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, hiện nay có 08 đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông thuộc diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường của các đối tượng này trong năm 2023 được xác định theo Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, Điều 1 Nghị quyết 30/2022/UBTVQH15 như sau:

Số thứ tự

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế

(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn



1

Xăng, trừ etanol

Lít

2.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

1.000

3

Dầu diezel

Lít

1.000

4

Dầu hỏa

Lít

600

5

Dầu mazut

Lít

1.000

6

Dầu nhờn

Lít

1.000

7

Mỡ nhờn

Kg

1.000

II

Than đá



1

Than nâu

Tấn

15.000

2

Than an-tra-xít (antraxit)

Tấn

30.000

3

Than mỡ

Tấn

15.000

4

Than đá khác

Tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

Như vậy, mức thuế bảo vệ môi trường của các đối tượng chịu thuế được xác định theo bảng trên.

Mức thuế bảo vệ môi trường năm 2023 đối với 08 đối tượng chịu thuế là bao nhiêu? Công thức tính thuế ra sao?

Mức thuế bảo vệ môi trường năm 2023 đối với 08 đối tượng chịu thuế là bao nhiêu? Công thức tính thuế ra sao?

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC, công thức tính thuế bảo vệ môi trường được xác định như sau:

Trong đó:

(1) Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu

Cụ thể như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.

- Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học: Số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng.

- Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.

(2) Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường.

Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC có quy định như sau:

Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Theo đó, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa được cụ thể trong từng trường hợp như sau:

Hàng hóa

Thời điểm tính thuế

Hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.

Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ

Thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.

Hàng hóa nhập khẩu

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán

Hăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán

Thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Như vậy, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường được xác định theo từng loại hàng hóa dựa trên nội dung quy định nêu trên.

Thuế bảo vệ môi trường TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự thảo Nghị quyết mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ năm 2025
Pháp luật
Nghị quyết 60/2024 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu? Tiếp tục giảm 50% thuế BVMT đối với xăng dầu trong năm 2025?
Pháp luật
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế nhưng do hộ kinh doanh trực tiếp xuất khẩu thì có chịu thuế môi trường không?
Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường là gì? 08 đối tượng chịu thuế môi trường năm 2023 theo quy định gồm những gì?
Pháp luật
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong trường hợp nào? Hàng hóa không phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Khi mua túi ni lông thì có phải chịu thuế Bảo vệ môi trường không? Người sản xuất bao bì và người mua bao bì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xăng có chịu thuế bảo vệ môi trường không? Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là gì?
Pháp luật
Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào? Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu hay thuế trực thu? Ai là người nộp thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là gì? Dung dịch này không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế bảo vệ môi trường
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
4,008 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào