Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế như sau:

Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị kết luận về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau:

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung trong đó có bao gồm: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.

Vậy, mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2024 dự kiến là 20 lần mức lương cơ sở = 46.8 triệu.

Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?

Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở? (Hình từ Internet)

Hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm y tế bao gồm các hành vi nào?

Theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008, nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 82 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định như sau:

Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Phạt tiền đối với hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
4. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.
5. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
6. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
8. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
9. Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Vậy, mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 căn cứ theo mức vi phạm như sau:

Mức vi phạm

Mức phạt cá nhân

Mức phạt tổ chức

Giá trị dưới 10.000.000 đồng

Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

Giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.

Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số nông thôn có được hỗ trợ BHYT khi địa bàn sinh sống không còn trong danh sách khu vực 2, 3, thôn đặc biệt khó khăn?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ gia đình làm nghề muối ở nông thôn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế của thân nhân lực lượng vũ trang theo quy định hiện nay là bao nhiêu %?
Pháp luật
Mức tiền lương tối đa năm 2024 để tính mức đóng bảo hiểm y tế dự kiến là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?
Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động là bao nhiêu? Làm việc tại công ty có phải đóng bảo hiểm y tế không?
Pháp luật
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Theo quy định của pháp luật ai sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người thất nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đóng bảo hiểm y tế
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
976 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào