Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 là gì? Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động?

Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 là gì? Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động ra sao? Thắc mắc của anh N.M ở Quảng Bình.

Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 là gì?

Căn cứ tại khoản I Điều 1 Quyết định 1305/QĐ-TTg năm 2023, Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 gồm có như sau:

- Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

+ Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo tăng trung bình 15%/năm đến năm 2025 và tăng trung bình 20%/năm đến năm 2030.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030.

+ Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030.

+ Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030.

Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030? Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động?

Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030? Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động? (Hình từ internet)

Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động ra sao?

Căn cứ tại khoản II Điều 1 Quyết định 1305/QĐ-TTg năm 2023, có đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động như sau:

- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo nền tảng ổn định, bền vững cho tăng năng suất lao động.

- Hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động

- Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 thế nào?

Căn cứ tại khoản IV Điều 1 Quyết định 1305/QĐ-TTg năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 như sau:.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện tốt công tác điều phối kinh tế vĩ mô, kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, chính sách phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 ban hành tại Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2021 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp ban hành tại Nghị quyết 54/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, đề xuất sáng kiến triển khai thúc đẩy năng suất lao động trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương; nghiên cứu thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

- Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2025.

- Chủ trì nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và có giá trị gia tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và phát triển các nguồn năng lượng mới như hydrogen xanh.

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp ban hành tại Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tại Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2021; nghiên cứu cơ chế, chính sách hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại các đô thị có tiềm năng.

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo.

- Chủ trì thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động quốc gia trong bối cảnh mới.

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động cấp quốc gia, cấp vùng, cấp ngành.

- Tổng hợp tình hình thực hiện, lồng ghép vào các báo cáo tình hình kinh tế-xã hội hàng năm; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình sau 05 năm thực hiện (năm 2027) và tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối giai đoạn.

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 là gì? Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,396 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào