Mục tiêu của kế hoạch phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025?

"Mục tiêu của kế hoạch phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025 là gì? Có phải bắt buộc thanh toán giao dịch bất động sản qua ngân hàng là để phòng chống rửa tiền hay không?" Câu hỏi của chị Bích Hiền đến từ Bình Định.

Mục tiêu của kế hoạch phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025 là gì?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2022 thì Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những mục tiệu cụ thể trong kế hoạch phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diện hàng loạt giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và hướng tới đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro quốc gia và hợp tác trong nước trên cơ sở cập nhật đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền (RT)/TTKB/TTPB VKHDHL và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết rủi ro được xác định trong kết quả đánh giá rủi ro quốc gia; sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, đặc biệt đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao về RT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ, ngành; đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL và nghiên cứu, triển khai, áp dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro về RT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản đối với tội rửa tiền/TTKB, đặc biệt đối với các lĩnh vực có rủi ro cao trên cơ sở hợp tác trong và ngoài nước thông qua các cơ chế hợp tác chính thức và phi chính thức; thực hiện có hiệu quả quy trình điều tra, truy tố song song tội rửa tiền với tội phạm nguồn của tội rửa tiền; xây dựng, hoàn thiện quy trình/trình tự điều tra tài chính song song, truy tìm, ngăn chặn, tịch thu tài sản đối với các tội phạm nguồn có rủi ro cao.

- Nâng cao hiệu quả công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trên cơ sở tăng cường nguồn lực, đặc biệt tăng cường nguồn lực cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền (Cục Phòng, chống rửa tiền) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu quả hoạt động của các đơn vị làm công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL ở các bộ, ngành có liên quan.

- Tăng cường cơ chế phối hợp liên bộ, ngành, hợp tác, trao đổi liên bộ, ngành trong công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả trong thực hiện các khuyến nghị hành động của APG đối với Việt Nam.

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Biên bản ghi nhớ với các nước ngoài về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL; trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin qua kênh chính thức và phi chính thức; gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực có rủi ro cao.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), đặc biệt là nghĩa vụ phát sinh theo kết quả đánh giá đa phương của APG đối với cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL của Việt Nam.

Mục tiêu của kế hoạch phòng chống rửa tiền giai đoạn 2021-2025 là gì? Thanh toán giao dịch bất động sản thông qua ngân hàng là để phòng chống rửa tiền?

Mục tiêu của kế hoạch phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)

Thực hiện thanh toán giao dịch bất động sản qua ngân hàng để phòng chống rửa tiền?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2022 đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung:

+ Bộ luật Hình sự liên quan đến tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố, hành vi phổ biến vũ khí và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; nghiên cứu vấn đề quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phi thương mại;

+ Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố và các văn bản hướng dẫn hai luật này;

+ Luật Kinh doanh bất động sản trong đó quy định đảm bảo giao dịch mua bán, kinh doanh bất động sản thực hiện thanh toán qua ngân hàng (không dùng tiền mặt) để góp phần PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL;

+ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, cách thức thực hiện, thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp;

+ Xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong tất cả các ngành nghề có liên quan;

+ Xây dựng quy định pháp luật về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế tác, kinh doanh kim loại quý, đá quý; xác định vai trò, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan;

+ Quy định pháp luật về hội, quỹ; pháp luật về tôn giáo; pháp luật về tổ chức phi chính phủ nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL.

- Nghiên cứu tính khả thi và đề xuất việc xây dựng cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội tại Việt Nam.

- Nghiên cứu, rà soát Luật Tương trợ tư pháp theo Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nhằm cung cấp phạm vi hỗ trợ pháp lý đa phương trong việc điều tra, truy tố, xét xử có liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, tội phạm nguồn gắn với rửa tiền và tài trợ khủng bố.

- Nghiên cứu đối với lĩnh vực tài sản ảo để ngăn chặn hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

- Hướng tới việc xây dựng khung pháp lý/sổ tay hướng dẫn về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đối với các tổ chức tài chính và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Như vậy, thì việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ được thực hiện theo quy nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

Theo đó thì việc thanh toán các giao dịch về bất động sản thông quan ngân hàng (không dùng tiền mặt) là để phòng chống rửa tiền.

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng biện pháp nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 941/QĐ-TTg năm 2022 đã chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt và hợp tác trong nước như sau:

- Tổ chức thực hiện việc cập nhật đánh giá rủi ro quốc gia của Việt Nam về RT/TTKB/TTPBVKHDHL giai đoạn 2018 - 2022. Xác định giải pháp, nhiệm vụ cần giải quyết nhằm khắc phục rủi ro được phát hiện thuộc các bộ, ngành liên quan.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chia sẻ thông tin và hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nguồn và tội rửa tiền/TTKB, đặc biệt đối với các ngành, lĩnh vực được xác định có rủi ro cao.

- Xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi thông tin, kết nối chia sẻ thông tin giữa Cơ quan phòng, chống rửa tiền (Cục Phòng, chống rửa tiền) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, đê nâng cao hiệu quả công tác đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt thì cần phải thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo quy định trên.

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
2,193 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào