Mục tiêu đến năm 2025: Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin, sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin?

Cho hỏi giải pháp thực hiện các mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 là gì? - Câu hỏi của chị Hương tại Hà Nội.

Mục tiêu năm 2025 làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin phòng bệnh?

Căn cứ Mục I Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 như sau:

- Đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin dùng cho tiêm chủng dịch vụ và vắc xin dùng trong phòng, chống dịch bệnh.

- Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B.

- Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 05 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

Chính phủ đặt mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin phòng bệnh và nhằm bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?

Mục tiêu đến năm 2025: Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin, sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin? (Hình từ Internet)

Giải pháp thực hiện các mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 là gì?

Căn cứ Mục II Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 có chỉ ra các giải pháp thực hiện các mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 như sau:

- Giải pháp về cơ chế, chính sách:

+ Nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù, ưu tiên, ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, nhất là đối với vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp; vắc xin phòng bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

+ Đề xuất xây dựng các quy định liên quan đến cấp phép lưu hành, đấu thầu, mua sắm, cung ứng, sử dụng vắc xin để triển khai, thực hiện hiệu quả.

- Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và khoa học công nghệ

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho mở rộng quy mô hệ thống kiểm định, phát triển trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về vắc xin;

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến bên cạnh công nghệ truyền thống để phục vụ sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư, vắc xin phối hợp nhiều thành phần và các vắc xin khác đáp ứng nhu cầu cho phòng, chống dịch bệnh;

+ Hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về nghiên cứu, sản xuất vắc xin; khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

- Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế

+ Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin;

+ Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để: thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

+ Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

- Giải pháp về tài chính: Nghiên cứu cơ chế tài chính nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ giá vắc xin sản xuất trong nước cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng để phát triển sản xuất vắc xin trong nước.

Trách nhiệm triển khai Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 thuộc về các cơ quan nhà nước nào?

Căn cứ Mục IV Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022, quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 như sau:

- Đối với Bộ Y tế:

+ Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm về số lượng, chất lượng, nguồn cung vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030;

+ Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vắc xin viện trợ, tài trợ, cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Đối với Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất vắc xin, đặc biệt là các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin để phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Bộ Tài chính:

+ Bố trí ngân sách cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu cho việc triển khai các hoạt động tiêm chủng;

+ Nghiên cứu đề xuất chính sách về tài chính để hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng,... không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá, thiếu cục bộ vắc xin cho tiêm chủng.

Vắc xin Tải về trọn bộ các văn bản Vắc xin hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có bắt buộc tiêm đủ Vắc xin không?
Pháp luật
Vắc xin dùng trong thú y là gì? Không tiêm Vắc xin cho vật nuôi thì chủ sở hữu có bị xử phạt không?
Pháp luật
Vắc xin bị thu hồi trong trường hợp nào? Vắc xin sau khi bị thu hồi phải được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới có được miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành hay không?
Pháp luật
Đơn vị quốc gia về chuyển giao công nghệ vắc xin sẽ được hình thành tại Hà Nội vào thời gian nào?
Pháp luật
Vaccine là gì? Sử dụng vaccine đã hết hạn sử dụng, vaccine kém chất lượng, cơ sở khám chữa bệnh bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Vắc xin là gì? Bán vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng thì nhà thuốc bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ đồng ý tiếp nhận viện trợ vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế?
Pháp luật
Chỉ đạo mới nhất về việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi như thế nào? Công tác tiêm chủng được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin của Bộ Y tế do cơ quan nào thành lập?
Pháp luật
Bảo quản vắc xin trong thiết bị dây chuyền lạnh như thế nào thì đúng cách? Khi cấp phát, tiếp nhận vắc xin phải đảm bảo yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vắc xin
1,579 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vắc xin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vắc xin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào