Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030? Chính phủ yêu cầu làm gì để khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành?

Cho tôi hỏi tại Nghị quyết 95/NQ-CP có những điểm nổi bật gì khi đưa ra đề nghị xây dựng Luật Dân số? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030?

Về mục tiêu công tác dân số đến năm 2030 thì tại Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 có nêu rõ như sau:

Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Đến năm 2030:

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người.

Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người.

- Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

- Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

- Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập về dân số tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 đề nghị xây dựng Luật dân số?

Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030? Chính phủ yêu cầu làm gì để khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành?

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập về dân số tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022, đề nghị xây dựng Luật Dân số?

Tại Mục 5 Nghị quyết 95/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành quy định về việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập về dân số tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 đề nghị xây dựng Luật dân số cụ thể như sau:

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật dân số nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành; thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Việc kế thừa và nâng quy định hiện hành lên thành Luật nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý của các quy phạm liên quan đến quyền con người, trách nhiệm của công dân, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước là cần thiết.

Các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật cần thể hiện tư duy phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới ở trong nước và quốc tế, có các biện pháp hiệu quả giải quyết xu hướng già hóa dân số, tận dụng lợi thế của cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc khắc phục những hạn chế, tồn tại về dân số?

Đối với quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc khắc phục những hạn chế, tồn tại về dân số thì tại Mục 5 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022 do Chính phủ ban hành quy định cụ thể như sau:

Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định pháp luật liên quan, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, bổ sung các chính sách, giải pháp bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, khả thi, không chồng chéo, tránh khoảng trống pháp lý; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Dân số bảo đảm tiến độ và chất lượng, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đưa Đề nghị xây dựng Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội khóa XV (trình cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2024 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 Quốc hội khóa XV).

Giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật dân số.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Công tác dân số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số
Pháp luật
Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?
Pháp luật
Tiền Giang: Phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền? Kinh phí lấy từ đâu?
Pháp luật
Mức tiền thưởng cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi năm 2024 tại một số tỉnh thành như thế nào?
Pháp luật
Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Pháp luật
Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030? Chính phủ yêu cầu làm gì để khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì?
Pháp luật
Trong công tác dân số, Đảng ủy và chính quyền các cấp có những nhiệm vụ như thế nào? Đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, vậy đó là những hạn chế gì? Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển phải không?
Pháp luật
Trong công tác dân số thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình hay không? Cơ quan nào giám sát việc thực hiện pháp lệnh về dân số hiện nay?
Pháp luật
Các tổ chức nào thực hiện công tác dân số định hướng đến năm 2030? Củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nằm trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác dân số
4,454 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác dân số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác dân số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào