Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân mới nhất 2023 là bao nhiêu?
Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân mới nhất 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Tại Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP có quy định về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.
Như vậy, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.
Theo đó, mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được xác định theo mức chuẩn trợ cấp tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
(Ảnh chụp 1 phần Bảng mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân)
Tải toàn bộ Bảng mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân Tại đây.
Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP nêu trên đã được sửa đổi bởi Nghị định 55/2023/NĐ-CP |
Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho người có công với cách mạng và thân nhân mới nhất 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng và thân nhân được hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần trong những trường hợp nào?
Căn cứ nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, người có công với cách mạng và thân nhân được hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần trong các trường hợp sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:
- Liệt sĩ
+ Trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ
+ Hỗ trợ chi phí báo tử
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế (Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến)
- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi
- Người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi
Thân nhân người có công với cách mạng gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thân nhân người có công với cách mạng được xác định như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Như vậy, thân nhân người có công với cách mạng bao gồm:
- Cha, mẹ đẻ của người có công;
- Vợ hoặc chồng của người có công;
- Con đẻ hoặc con nuôi của người có công;
- Người có công nuôi người có công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?