Mức vốn cho vay được thực hiện như thế nào tại quy định mới sửa, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn?
Mới đây, ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Mức vốn cho vay của tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về mức cho vay như sau:
- Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.
Như vậy theo quy định trên về mức vay sẽ do các tổ chức tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng để quyết định và theo quy chế nội bộ của từng ngân hàng.
Mức vốn cho vay được thực hiện như thế nào tại quy định mới sửa, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn? (Hình internet)
Tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng vay vốn tối đa bao nhiêu và lãi suất như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
- Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.
Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
- Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm
+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất
- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Vì vậy, mức lãi suất cho vay sẽ do sự thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng nếu khách hàng không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Trường hợp nếu khách hàng thuộc khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì mới có quy định về trần mức lãi suất là không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ.
Mức vốn cho vay được quy định như thế nào tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn?
*Về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người vay vốn
- Như vậy, so với trước đây, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn tối đa là 30 triệu đồng.
+ Đồng thời, để vay trên 30 triệu đồng ( tối đa không quá 100 triệu đồng) ngoài điều kiện quy định tại Điều 4 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg còn phải:
++ Có vốn tự có (bao gồm: giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh;
++ Cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền vay.
*Về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về Mức vốn cho vay như sau:
- Đối với thương nhân là cá nhân: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/cá nhân.
- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật: Mức vốn cho vay tối đa là 1 tỷ đồng/tổ chức.
Trước đây, tại Điều 8 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg (sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2016):
- Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: Mức vốn cho vay tối đa là 50 triệu đồng.
- Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng.
- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng.
Như vậy, so với trước đây, mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn đã có tăng mức vốn cho vay đối với cả cá nhân và tổ chức là thương nhân.
Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/8/2023.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Quyết định 17/2023/QĐ-TTg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?