Muốn thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì phải giữ chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 2 mấy năm?
Muốn thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì phải giữ chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 2 bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, viên chức muốn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 1.
Cụ thể như sau:
- Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 2 và tương đương đạt tối thiểu một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
+ Chủ trì xây dựng 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
+ Chủ trì xây dựng 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà cơ quan sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
+ Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B cùng loại;
+ Đã chủ trì thiết kế hoặc thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế 02 công trình cấp I hoặc 03 công trình cấp II;
+ Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II;
+ Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B cùng loại và có một trong bốn chứng chỉ hành nghề: quản lý dự án hạng 1, thiết kế xây dựng hạng 1, giám sát thi công xây dựng hạng 1, định giá xây dựng hạng 1.
Như vậy, viên chức muốn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì phải giữ chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 2 từ đủ 06 năm trở lên.
Trong trường hợp viên chức đang giữ chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 2 chưa đủ thời gian nêu trên nhưng muốn thăng hạng chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì đòi hỏi phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Muốn thăng hạng Quản lý dự án đường sắt hạng 1 thì phải giữ chức danh Quản lý dự án đường sắt hạng 2 mấy năm? (Hình từ Internet)
Quản lý dự án đường sắt hạng 1 phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Quản lý dự án đường sắt hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT.
Cụ thể như sau:
- Chủ trì nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
- Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa các tiêu chuẩn, các nghiệp vụ quy định về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
- Chủ trì nghiên cứu hoặc tham gia xây dựng quy hoạch mạng lưới đường sắt, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt phù hợp với tình hình đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì xây dựng, thẩm định đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở trở lên trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Chủ trì tổ chức thực hiện các công việc về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài;
- Chủ trì biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Hệ số lương của Quản lý dự án đường sắt hạng 1 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, việc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 49/2022/TT-BGTVT.
Theo đó, tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, lương của Quản lý dự án đường sắt hạng 1 được xếp như sau:
Quản lý dự án đường sắt hạng 1: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Thông tư 49/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?