Muốn xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có tối thiểu bao nhiêu mét vuông diện tích đất sử dụng theo quy định mới nhất?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những đơn vị nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các đơn vị sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp)."
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và trường cao đẳng.
Từ ngày 01/6/2022, muốn xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn phải có tối thiểu bao nhiêu mét vuông diện tích đất sử dụng?
Từ ngày 01/6/2022, muốn xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn phải có tối thiểu bao nhiêu mét vuông diện tích đất sử dụng?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, Điều 5, Điều 6 Nghị định 140/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP về điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;"
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý)."
Như vậy, từ ngày 01/6/2022, việc thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, vốn đầu tư và các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì còn phải đảm bảo có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP vè thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"Điều 7. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục."
Theo đó, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với tùy loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nghị định 24/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?