Năm 2022, doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động sẽ xử lý như thế nào? Phạt bao nhiêu tiền?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bảo hiểm xã hội là là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Bảo hiểm xã hội gồm những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo đó, hiện nay có 02 loại BHXH bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, từng loại bảo hiểm được hiểu như sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Năm 2022, doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động sẽ bị xử lý như thế nào? Phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Theo đó, hành vi được xem là phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:
Yếu tố chủ thể: Là người có nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đó:
Doanh nghiệp là chủ thể phạm tội trốn đóng BHXH trong trường hợp sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên
Yếu tố hành vi:
Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Trốn đóng BHXH từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Trốn đóng BHXH cho từ 10 người trở lên.
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ 2 yếu tố về chủ thể và hành vi bên trên thì sẽ bị xem là phạm tội trốn thuế và phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền như sau:
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì căn cứ vào hành vi, mức trốn đóng thì sẽ bị phạt tiền ở các mức khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước bao nhiêu lâu theo quy định hiện nay?
- Xe máy chuyên dùng gồm những xe nào 2025? Điều kiện xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
- Yêu cầu chung về quản lý xả nước thải sau xử lý ra môi trường là gì? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
- Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị trừ bao nhiêu điểm?