Năm 2022, sẽ thiết lập các kênh tố giác tệ nạn mại dâm qua mạng xã hội cho học sinh, sinh viên phải không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định 768/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch phòng, chống mại dâm trong ngành Giáo dục đến năm 2025 với các nội dung đáng chú ý sau đây:
Chỉ tiêu cần đạt được của công tác phòng, chống mại dâm trong ngành giáo dục đến năm 2025
Công tác phòng, chống mại dâm trong ngành giáo dục đến năm 2025 đề ra 3 chỉ tiêu, bao gồm:
(1) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm. Trong đó:
- 100% các trường trung học phổ thông, các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên;
- Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên trang thông tin và hình thức phù hợp khác của nhà trường ít nhất một tháng một lần;
- Phấn đấu đến hết năm 2024, 100% học sinh trung học phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống mại dâm và được duy trì thường xuyên.
(2) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép với nhiệm vụ năm học và hoạt động của nhà trường. Cụ thể:
- 100% các trường trung học phổ thông, các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm;
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học thực hiện lồng ghép nhiệm vụ phòng chống tệ nạn mại dâm với nhiệm vụ năm học và các hoạt động của nhà trường.
(3) Phấn đấu đến hết năm 2024, 100% cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng sư phạm được tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về phòng, chống mại dâm.
Năm 2022, thiết lập các kênh tố giác tệ nạn mại dâm qua mạng xã hội cho học sinh, sinh viên phải không?
Nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trong ngành giáo dục đến năm 2025
Hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống mại dâm trong ngành Giáo dục, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ các nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện cụ thể như sau:
(1) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống mại dâm;
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, bài viết và tăng thời lượng tuyên truyền về tình hình tệ nạn mại dâm, công tác phòng, chống mại dâm trên các trang thông tin và các hình thức khác phù hợp của nhà trường.
- Đổi mới cách thức, nội dung công tác tuyên truyền theo hướng sinh động để thu hút học sinh, sinh viên, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội; tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống đối với học sinh, sinh viên về phòng, chống mại dâm; xây dựng chương trình tuyên truyền chuyên biệt cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao;
- Lồng ghép, xây dựng tài liệu, công cụ tuyên truyền về phòng, chống mại dâm phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường.
(2) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép với nhiệm vụ năm học và hoạt động của nhà trường.
- Ngành Giáo dục các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 1629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/9/2021 và các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Rà soát, xây dựng tài liệu bổ sung, tích hợp vào các môn học nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm vào chương trình giảng dạy chính khóa, hoạt động trải nghiệm của các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học.
(3) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cốt cán của các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
(4) Quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai công tác phòng, chống mại dâm theo khả năng, điều kiện của Ngành, địa phương, cơ sở giáo dục trong từng năm đến năm 2025.
(5) Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách, nhất là lực lượng Công an nhân dân để hỗ trợ cơ sở giáo dục trong công tác phòng, chống mại dâm.
(6) Tổ chức sơ kết công tác phòng, chống mại dâm theo từng năm trong giai đoạn 2021-2025 và tổng kết năm 2025; rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCMD trong tình hình mới.
(7) Phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện sớm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật, tội phạm trong học sinh, sinh viên liên quan đến tệ nạn mại dâm.
(8) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý học sinh, sinh viên, không để học sinh, sinh viên tham gia tệ nạn mại dâm và các vi phạm pháp luật; thiết lập các kênh tố giác qua môi trường mạng, mạng xã hội.
(9) Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường về tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống mại dâm cho học sinh, sinh viên.
(10) Đẩy mạnh công tác khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị triển khai tốt công tác phòng, chống mại dâm trong các cơ sở giáo dục.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trong ngành giáo dục đến năm 2025
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trong ngành giáo dục đến năm 2025 đến từ các nguồn sau:
(1) Nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước.
(2) Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Nguồn thu chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục.
(4) Nguồn huy động từ xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?