Năm 2022, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh 350 chỉ tiêu đại học hệ chính quy ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát?
Theo Công văn 1360/VKSTC-V15 ngày 20/4/2022 thì công tác sơ tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2022 được hướng dẫn thực hiện như sau:
Hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển
- Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển (theo mẫu).
- Lý lịch tự khai (theo mẫu) có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (được khai trong năm 2022); đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch.
- Bản sao (có chứng thực) Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và bản sao (có chứng thực) Sổ hộ khẩu.
- Bản trích sao kết quả học tập (theo mẫu) đối với thí sinh đang học lớp 12 THPT hoặc THPT bổ túc. Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2021 trở về trước thì phải nộp bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng, chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp, trong thời hạn
- 04 ảnh chân dung cỡ 4x6 cm.
- Phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận thư (đế VKSND cấp tỉnh gửi thông báo thời gian, địa điểm sơ tuyên).
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển và tổ chức sơ tuyển
- Đối với VKSND cấp huyện, Viện trưởng VKSND cấp huyện chỉ đạo thực hiện:
+ Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển của thí sinh có hộ khẩu thường trú trên địa bàn; thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 25/4/2022 đến hết ngày 25/5/2022; địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở VKSND cấp huyện.
+ Kiểm tra, hướng dẫn thí sinh nộp đúng, đủ các tài liệu có trong hồ sơ theo quy định; thẩm tra sơ bộ lý lịch của thí sinh.
+ Thu lệ phí sơ tuyển 50.000 đồng/thí sinh và cấp giấy biên nhận nộp lệ phí sơ tuyển cho người đăng ký dự sơ tuyển. VKSND cấp huyện trích lệ phí thu được nộp về VKSND cấp tỉnh 30.000 đồng/hồ sơ theo quy định.
- Chuyển hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển về Phòng Tổ chức cán bộ VKSND cấp tỉnh ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển để VKSND cấp tỉnh tổ chức Sơ tuyên.
- Đối với VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức sơ tuyển. Trong đó, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh ấn định thời gian sơ tuyển (từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 20/6/2022) và địa điểm sơ tuyển cụ thể từng đợt tổ chức sơ tuyển (có thể tổ chức Sơ tuyển tại trụ sở VKSND cấp tỉnh hoặc theo các cụm huyện trong tỉnh nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia sơ tuyển).
+ Giao VKSND cấp huyện nơi có thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển hoặc trực tiếp thông báo cho thí sinh về thời gian, địa điểm sơ tuyển và các giấy tờ phải mang theo khi đi sơ tuyển (như Chứng minh thư nhân dân/CCCD hoặc Sổ hộ khẩu đã sử dụng thi THPT) trước 05 ngày tính đến ngày tổ chức sơ tuyển.
+ Tổ chức sơ tuyển đối với những thí sinh đã đủ hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển, với các nội dung sau:
Kiểm tra hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển và con người cụ thể (Lưu ý: Chiều cao, cân nặng, hình thể phải bảo đảm đúng quy định) để đánh giá về người dự sơ tuyển theo các tiêu chí quy định tại mục 4.1 của văn bản này và ghi vào Phiếu sơ tuyển (Mẫu Phiếu sơ tuyển được đăng tải trên trang thông tin điện tử của VKSND tối cao, địa chỉ: vksndtc.gov.vn và của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: http://hpu.vn).
Phiếu đạt sơ tuyển được lập thành 03 bản, có chữ ký của Trưởng Ban sơ tuyển và đóng dấu của VKSND cấp tỉnh đã sơ tuyển; 01 bản cấp cho thí sinh để nộp cùng hồ sơ xác nhận nhập học vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông báo của Nhà trường (nếu thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội); 01 bản gửi về Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và 01 bản lưu tại VKSND cấp tỉnh.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh 350 chỉ tiêu đại học hệ chính quy ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát theo Công văn 1360/VKSTC-V15?
Thông tin tuyển sinh trình độ đại học văn bằng thứ nhất ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát
Về đối tượng tuyển sinh: Thí sinh dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (kể cả xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển); đồng thời, thí sinh cũng phải đáp ứng các yêu cầu về sơ tuyển theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân, cụ thể như sau:
- Là công dân Việt Nam, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Có lịch sử chính trị rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án (trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông); không quá 25 tuổi, tính đến năm dự thi.
- Về học lực và hạnh kiểm:
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1, 2 (xét kết quả học tập THPT) và phương thức 3 (xét kết quả học tập THPT và điểm tiếng Anh IELT thuật) có điều kiện về học lực, hạnh kiểm: Học lực loại giỏi trở lên và hạnh kiểm đạt loại khá trở lên năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12.
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 4 (xét điểm thi THPT) có điều kiện về học lực và hạnh kiểm: Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, kết quả học tập, hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2021 - 2022 thì kết quả học tập, hạnh kiểm đạt từ loại khá trở lên các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.
- Phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác và phải đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Nam giới có chiều cao từ 1,60m trở lên, cân nặng 50 kg trở lên; nữ giới có chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg trở lên.
+ Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
Các tổ hợp xét tuyển
- Tổ hợp 1 (A00): Toán, Vật lý, Hóa học.
- Tổ hợp 2 (A01): Toán, Tiếng Anh, Vật lý.
- Tổ hợp 3 (C00): Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
- Tổ hợp 4 (201): Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán.
Chỉ tiêu tuyển sinh
Năm 2022, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ tuyển sinh 350 chỉ tiêu đại học hệ chính quy ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát; việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến như sau:
- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng là 10 chỉ tiêu; chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 14 chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu theo khu vực: Không quá 112 chỉ tiêu cho khu vực phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra và không bao gồm khu vực Tây Bắc), không quá 55 chỉ tiêu cho khu vực Tây Bắc (theo phân định của ngành giáo dục). Không quá 113 chỉ tiêu cho khu vực phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào và không bao gồm khu vực Tây Nam bộ), không quá 70 chỉ tiêu cho khu vực Tây Nam bộ (theo phân định của ngành giáo dục).
- Chỉ tiêu tuyển sinh đối với nữ: Tối đa 50% chỉ tiêu theo từng phương thức xét tuyển. Không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
- Chỉ tiêu theo tổ hợp môn và phân môn xét tuyển theo phương thức 1, 2, 4): Tổ hợp khối (A00, A01) là 40% chỉ tiêu, D01 là 35% chỉ tiêu, C00 là 25% chỉ tiêu. Chỉ tiêu này được phân bổ cho từng khu vực, nam, nữ.
(Chi tiết xem tại Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: http://hpu.vn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?