Năm 2023 sư trụ trì của tổ chức tôn giáo sẽ không được đứng tên sổ đỏ chùa nữa phải không?Sư trụ trì có được phép có tài sản riêng không?
Khái niệm về sư trụ trì chùa được hiểu như thế nào? Điều kiện để trở thành sư trụ trì là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 khái niệm chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
Từ các quy định của Luật và Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luật chỉ quy định chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để giữ một chức vụ trong tổ chức, chứ không quy định cụ thể chức vụ ở cấp nào trong tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên trụ trì chùa là chức việc trong tổ chức tôn giáo.
Điều kiện để trở thành sư trụ trì
Tại Điều 32 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.
- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có:
+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
+ Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Năm 2023, Sư trụ trì của tổ chức tôn giáo sẽ không được đứng tên sổ đỏ chùa nữa phải không? (Hình internet)
Nhà sư trụ trì có được phép có tài sản riêng hay đứng tên sổ đỏ không?
*Quyền tài sản của sư trụ trì
- Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam đó là về quyền tài sản của công dân. Cụ thể: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Như vậy, các nhà sư vừa có tư cách là nhà tu hành, chức sắc, chức việc nhưng đồng thời cũng có tư cách của một công dân.
- Do vậy, sư trụ trì cũng được hưởng quyền tài sản một cách toàn vẹn mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào, được đứng tên sổ đỏ mà không hề có bất cứ sự phân biệt nào đối với tài sản riêng của những nhà tu hành.
*Sổ đỏ
- Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Là chứng thư pháp lý có giá trị nhằm công nhận quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở của những người có quyền theo pháp luật quy định. Đồng thời; đất và nhà ở đều là những bất động sản; được pháp luật coi là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Như vậy, nhà sư, nhà tu hành hoàn toàn có quyền bình đẳng như bao công dân khác; được công nhận quyền sở hữu đối với những tài sản riêng và quyền sử dụng đối với đất đai được hình thành không từ những tài sản liên quan; hoặc thuộc về cơ sở tôn giáo. Bởi vậy, nhà sư trụ trì được đứng tên sổ đỏ một cách hợp pháp.
Năm 2023, Sư trụ trì của tổ chức tôn giáo sẽ không được đứng tên sổ đỏ chùa nữa phải không?
Thực tế hiện nay, thời điểm nhà sư được Giáo hội tín nhiệm và được đề cử, bầu cử vào chức vụ trụ trì. Tức nhà sư lúc này trở thành là người đại diện theo pháp luật cho một cơ sở tôn giáo
- Theo quy định tại Quy chế Ban Tăng sự trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-HĐTS năm 2023 Tải về , tại Điều 24 Chương VI nêu rõ khái niệm về Tài sản của Tự viện:
- Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Động sản và bất động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
- Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể Giáo hội đã xác lập quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập công nhận Trụ trì hoặc Ban Quản trị Tự viện.
- Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể Giáo hội xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm công nhận Trụ trì, Ban Quản trị Tự viện.
- Bất động sản gồm: Đất đai; Tự viện, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, Tự viện, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Cho nên trước đây, nếu trường hợp khi nhà sư đã trở thành trụ trì của một cơ sở tôn giáo; thì nhà sư trụ trì có thể thay mặt Tự viện đứng tên trong sổ đỏ đối với một; hoặc một số bất động sản. Nhưng đối với những bất động sản này được coi là thuộc Tự viện; chứ không phải thuộc tài sản riêng của nhà sư. Và khi nhà sư trụ trì có hoàn tục thì không được công nhận quyền đối với bất động sản đó như tài sản riêng.
Tuy nhiên, điểm mới của Hiến chương Giáo hội sửa đổi này, cụ thể tại Chương V, VI sẽ tạo hành lang pháp lý cho các chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường có tư cách pháp nhân (tự viện) để đứng tên sở hữu các tài sản Phật giáo, trong đó có quyền sự dụng đất và tiền công đức, tài trợ. Theo đó, các chùa, tự viện sẽ được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai, nhưng sổ đỏ sẽ đứng tên ngôi chùa chứ không đứng tên của cá nhân.
Xem thêm Quy chế Ban Tăng sự trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-HĐTS năm 2023 tại đây Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?