Năm 2024, các trường hợp nào thì vợ chồng được xác định là chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật?
- Năm 2024, các trường hợp nào thì vợ chồng được xác định là chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật?
- Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ra sao đối với cha mẹ?
- Quyền và nghĩa vụ của con trong quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Năm 2024, các trường hợp nào thì vợ chồng được xác định là chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật?
Hiện nay, theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có 2 trường hợp được xác định là chấm dứt hôn nhân như sau:
Đầu tiên là chấm dứt hôn nhân do ly hôn được quy định tại Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Thứ hai là chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn thì có 2 trường hợp ly hôn gồm:
* Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn
* Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
(1) Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
(2) Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
(3) Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Năm 2024, các trường hợp nào thì vợ chồng được xác định là chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ra sao đối với cha mẹ?
Tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
Tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ thì mỗi người con đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của con trong quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của con trong quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.
+ Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình;
+ Đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?