Năm 2025 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 thế nào?
Năm 2025 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá.
Theo đó, 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá từ ngày 1/1/2025 như sau:
(1) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
(2) Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
(3) Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
(4) Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
(5) Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
(6) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
(7) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
(8) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
(9) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
(10) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
(11) Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(12) Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
(13) Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
(14) Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
(15) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá
Chú ý: Tài sản không thuộc trường hợp trên mà cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn đấu giá.
Năm 2025 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá từ năm 2025?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Đấu giá tài sản 2016 có cụm từ này bị thay thế bởi điểm b, c khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Theo đó, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
- Đối với tài sản đấu giá mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
- Đối với tài sản đấu giá thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
Khi thực hiện đấu giá tài sản cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016 có cụm từ này bị thay thế bởi điểm b, o khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định nguyên tắc đấu giá tài sản như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Phiên đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?