Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ có được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính hay không?
Hướng dẫn về kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Chương III Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về về kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSDT;
b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSDT, trong đó có: đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn (nếu có), bảo đảm dự thầu, tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNT;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSDT.
Việc kiểm tra HSDT không phải là lý do để loại HSDT.”
Theo đó, việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu phải đảm bảo kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu.
Hướng dẫn về đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Chương III Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“1.2. Đánh giá tính hợp lệ của HSDT:
HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc HSDT;
b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian ký đơn dự thầu phải phù hợp với thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và giá dự thầu bằng số hoặc bằng chữ phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan mua sắm. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh kỷ tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Thời gian có hiệu lực của HSDT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT;
d) Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Mục 18.3 CDNT. Thư bảo lãnh dự thấu hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh dự thầu phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có) với giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực và đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT. Thư bảo lãnh hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không được ký trước khi Bên mời thầu phát hành HSMT; không được ký trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh đối với trường hợp liên danh; không được kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04A, Mẫu số 04B Chương IV – Biểu mẫu dự thầu)
đ) Nhà thầu không có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh),
e) Trường hợp nhà thầu liên danh thì thỏa thuận liên danh phải được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu quy định tại Mẫu số 22A, Mẫu số 22B hoặc Mẫu số 22C Chương IV – Biểu mẫu dự thầu; không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này;
g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu; b) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 4 CDNT.
Nhà thầu có HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.”
Theo đó, nhà thầu không có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh).
Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ có được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính hay không? (Hình từ internet)
Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ có được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu chính hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm như sau:
"Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo bảng số 01 Chương này. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ (trừ nhà thầu phụ đặc biệt) sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chỉnh. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với chủ đầu tư trên một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công trên một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.
Trường hợp gói thầu đã áp dụng sơ tuyển, khi nộp HSDT nếu nhà thầu có sự thay đổi về năng lực và kinh nghiệm so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển thì nhà thầu phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình; trường hợp không có sự thay đổi, nhà thầu phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu. Trường hợp năng lực của nhà thầu tại thời điểm đóng thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.
…”
Như vậy, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ (trừ nhà thầu phụ đặc biệt) sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chỉnh. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 01/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?