Ngăn chặn kịp thời vụ việc học sinh đánh nhau? Học sinh đánh nhau gây hậu quả thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?
Công văn 1369/BGDĐT-TCCB năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 31/03/2023 về tăng cường bảo đảm an toàn trường học.
Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh đánh nhau?
Cụ thể Công văn 1369/BGDĐT-TCCB năm 2023 về tăng cường bảo đảm an toàn trường học có nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các Sở GDĐT tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
2. Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể tại địa phương và gia đình học sinh nhằm tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát việc học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh tại gia đình, nhà trường, khu vực xung quanh trường học và cộng đồng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, chất gây nghiện, học sinh đánh nhau hoặc vui chơi mất an toàn dẫn đến tai nạn thương tích, đuối nước.
Theo đó, nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh và phối hợp ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học thì các Sở GDĐT cần chỉ đạo thực hiện tốt để nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó cũng chủ động phối hợp để có thể ngăn chặn đồng thời vụ việc:
- Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử
- Học sinh sử dụng chất gây nghiện
- Học sinh đánh nhau
- Học sinh vui chơi mất an toàn dẫn đến tai nạn thương tích, đuối nước.
Ngăn chặn kịp thời vụ việc học sinh đánh nhau? Học sinh đánh nhau gây hậu quả thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường? (Hình internet)
Học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Theo như quy định trên, nếu học sinh đánh nhau gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 quy định rõ người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
- Theo đó, khi học sinh đánh nhau có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
- Và hành vi học sinh đánh nhau không gây hậu quả các tỉ lệ thương tích được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị xem là tội phạm và sẽ bị xử phạt hành chính như trên.
Học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự khi nào?
- Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà khi học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Đồng thời tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cũng quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi phạm tội cố ý gây thương tích.
Như vậy, với học sinh đánh nhau từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong tội danh cố ý gây thương tích.
Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
+ Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường. Còn nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như: xử lý kỷ luật hay thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
+ Trường hợp đối với học sinh có hành vi vi phạm, nhà trường đã xử lý nghiêm như: khiển trách, cảnh cáo, thông báo đến phụ huynh, người giám hộ học sinh để có biện pháp cùng giáo dục, răn đe, ngăn chặn.Song, học sinh vẫn vi phạm thì nhà trường không có lỗi trong việc quản lý học sinh, vì vậy cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do học sinh đó gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích giảm 20% công chức viên chức hưởng lương ngân sách khi sắp xếp bộ máy tại Công văn 31 hướng dẫn Nghị định 178?
- Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?
- Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?
- Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông 2025 ra sao? Đăng ký tuyển sinh trung học phổ thông thế nào?
- Mẫu công văn thông báo giao hàng chậm, giao hàng hóa muộn dành cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu?