Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi nào từ ngày 1/7/2024? Cách xác định công thức tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày?
Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi nào từ ngày 1/7/2024?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 09/2024/TT-NHNN quy định bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 Thông tư 22/2019/TT-NHNN về Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả như sau:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được một trong các tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại Thông tư này trong thời gian 30 ngày liên tục.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.”
Như vậy, Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng chi trả khi:
- Thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được một trong các tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục.
- Mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Lưu ý:
Khi Ngân hàng có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Từ 01/7/2024, khi nào Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả? Cách xác định cụ thể tỷ lệ về khả năng chi trả ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cách xác định công thức tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày như sau:
(1) Ngân hàng phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với ngoại tệ (bao gồm đô la Mỹ và các ngoại tệ khác được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá quy định tại điểm b khoản 26 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-NHNN);
(2) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN;
- Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo là chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
(3) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với đồng Việt Nam trong 30 ngày tiếp theo là dương, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại (2) đối với đồng Việt Nam tối thiểu là 50%.
(4) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với ngoại tệ trong 30 ngày tiếp theo là dương, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại (2) đối với ngoại tệ tối thiểu như sau:
- Ngân hàng thương mại: 10%;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5%;
- Ngân hàng hợp tác xã: 5%.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN;
- Tổng Nợ phải trả là khoản mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối tài khoản kế toán, trừ đi:
+ Khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức khoản chiết khấu giấy tờ có giá, khoản vay được cầm cố bằng giấy tờ có giá (trừ đi khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam); khoản vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; khoản bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (trừ đi khoản bán có kỳ hạn trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.
+ Khoản cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới các hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu và khoản vay được cầm cố: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?