Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới là gì? Tiền của nước có chung biên giới được quy định ra sao?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới là gì? Tiền của nước có chung biên giới được quy định ra sao?
- Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới ra sao?
- Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới là gì?
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới là gì? Tiền của nước có chung biên giới được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (khoản 4 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới như sau:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (khoản 5 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định tiền của nước có chung biên giới như sau:
Tiền của nước có chung biên giới là Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), Kíp Lào (LAK), Riel Campuchia (KHR).
Lưu ý: Tiền của nước nào chỉ được đổi tại khu vực biên giới đất liền hoặc khu kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với nước đó. Khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới là gì? Tiền của nước có chung biên giới được quy định ra sao?
Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6a Nghị định 89/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới như sau:
- Điều kiện về trụ sở chính, chi nhánh:
+ Có trụ sở chính tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính tại tỉnh biên giới và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới;
- Điều kiện về địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới: Có địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;
- Có quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
- Được tổ chức tín dụng ủy quyền ủy quyền làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cho một tổ chức tín dụng ủy quyền.
Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6a Nghị định 89/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới khi đáp ứng các điều kiện:
- Điều kiện về trụ sở chính, chi nhánh:
+ Có trụ sở chính tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính tại tỉnh biên giới và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới;
- Điều kiện về địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới: Có địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;
- Có quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
- Được tổ chức tín dụng ủy quyền ủy quyền làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cho một tổ chức tín dụng ủy quyền.
- Giấy chứng nhận đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;
- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối thiểu 03 quý trong 01 năm từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc gia hạn Giấy chứng nhận gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Nghị định 23/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?