Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự kiến siết chặt nguồn vốn vay nước ngoài vào thị trường bất động sản, chứng khoán?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 12 với các điều kiện vay vốn nước ngoài chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo hạn mức nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, qua đó đảm bảo tỷ lệ an toàn nợ quốc gia.
Mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định điều kiện vay ngắn hạn, trung hạn nước ngoài như sau:
- Bên đi vay được phép vay ngắn hạn nước ngoài để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có nghĩa vụ phải trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài. Các khoản nợ ngắn hạn quy định tại khoản này được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp nhưng không bao gồm:
+ Các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng vay với người cư trú;
+ Các khoản nợ phát sinh từ giao dịch chi mua chứng khoán kinh doanh; mua phần vốn góp, cổ phần của đơn vị khác; mua bất động sản đầu tư và nhận chuyển nhượng dự án.
- Bên đi vay được phép vay trung dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
+ Thực hiện Dự án đầu tư của Bên đi vay;
+ Tăng quy mô vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh hợp pháp của Bên đi vay;
+ Cơ cấu lại khoản vay nước ngoài hiện hữu của Bên đi vay.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ siết chặt nguồn vốn vay nước ngoài vào thị trường bất động sản, chứng khoán?
Chỉ được sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với:
- Phạm vi ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, phạm vi Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Phạm vi hoạt động hợp pháp khác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên đi vay.
Lưu ý:
- Bên đi vay trung dài hạn nước ngoài để thực hiện các mục đích quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này và Bên đi vay ngắn hạn nước ngoài phải nêu cụ thể mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài và tự chịu trách nhiệm đảm bảo mục đích sử dụng vốn tuân thủ quy định về điều kiện vay nước ngoài quy định tại thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài của Bên đi vay phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án sử dụng vốn vay nước ngoài.
- Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của Bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại Điều lệ của Bên đi vay và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giới hạn vay trung dài hạn nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 16 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định bên đi vay phải đáp ứng giới hạn vay trung dài hạn nước ngoài như sau:
- Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện Dự án đầu tư: số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó (bao gồm cả khoản vay trung dài hạn nước ngoài dự kiến thực hiện) tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp vay nước ngoài để tăng quy mô vốn thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bên đi vay: Bên đi vay phải đảm bảo số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài (bao gồm cả khoản vay trung dài hạn nước ngoài dự kiến thực hiện) của Bên đi vay không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất tại thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài hoặc vốn điều lệ trong trường hợp vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ của Bên đi vay.
- Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản vay nước ngoài hiện hữu của Bên đi vay: kim ngạch vay tối đa không vượt quá dư nợ gốc và lãi của khoản vay nước ngoài được cơ cấu.
Như vậy, để kiểm soát và duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn đối với việc vay vốn nước ngoài của khối tư nhân.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?