Ngân sách nhà nước cấp huyện có bao gồm nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng không?
Ngân sách nhà nước cấp huyện năm 2022 có bao gồm nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương như sau:
Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
…
p) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020):
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
...
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, đối với các nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện đều phải được đưa vào ngân sách nhà nước nên trong trường hợp của bạn, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Cụ thể là đưa vào ngân sách Nhà nước cấp địa phương.
Ngân sách nhà nước cấp huyện có bao gồm nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng không? (Hình từ internet)
Ngân sách nhà nước cấp huyện có được đem đi cho vay không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương bao gồm các khoản sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý;
d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
g) Sự nghiệp thể dục thể thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
i) Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác;
k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương;
l) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 163/2016/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc sau: Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Như vậy, nhiệm vụ chi của Ngân sách nhà nước cấp huyện không có quy định nhiệm vụ cho vay. Do đó, không được dùng Ngân sách cấp nhà nước huyện để cho vay dưới mọi hình thức.
Cấp huyện có phải xây dựng kế hoạch 03 năm tài chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 về xây dựng kế hoạch 03 năm tài chính như sau:
Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
...
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm.
Như vậy, đối với kế hoạch 03 năm tài chính, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới phải lập. Do đó, cấp huyện không phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch 03 năm tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?