Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí và dự toán như thế nào?
- Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nguồn nào?
- Cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?
Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
+ Chi bồi dưỡng cho đại biểu: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;
+ Chi xây dựng báo cáo chuyên đề: Tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;
+ Chi xây dựng báo cáo sơ kết: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo;
+ Chi xây dựng báo cáo tổng kết: Tối đa 12.000.000 đồng/báo cáo;
+ Chi bồi dưỡng viết bài tham luận, bài kỷ yếu hội nghị sơ kết, tổng kết: Tối đa 2.000.000 đồng/bài tham luận;
+ Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và các khoản chi khác có liên quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị.
Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí và dự toán như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 76/2023/NĐ-CP ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí và dự toán như sau:
- Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ để chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định việc chi như sau:
(1) Biên soạn đề thi và đáp án: Mức tối đa 2.000.000 đồng/đề thi kèm đáp án.
(2) Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi: Mức tối đa 500.000 đồng/người/buổi.
(3) Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức, thư ký cuộc thi: Mức tối đa 350.000 đồng/người/buổi.
(4) Chi giải thưởng:
Mỗi cuộc thi có tối đa 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích, mức chi giải thưởng như sau:
+ Chi giải nhất: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 30.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;
+ Chi giải nhì: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tối đa 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;
+ Chi giải ba: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;
+ Chi giải khuyến khích: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 3.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 1.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 750.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 350.000 đồng/giải thưởng.
(5) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
(6) Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày), áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan, đơn vị.
(7) Thuê dẫn chương trình: Tối đa 2.000.000 đồng/người/buổi.
(8) Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ.
(9) Thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ:
+ Cá nhân tối đa 300.000 đồng/người/tiết mục;
+ Tập thể tối đa 5.000.000 đồng/tập thể/tiết mục và không quá 300.000 đồng/người/tiết mục tập thể.
(10) Chi tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi:
+ Đối với cuộc thi cấp trung ương: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
+ Đối với cuộc thi cấp tỉnh: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo;
+ Đối với cuộc thi cấp huyện: Tối đa 2.000.000 đồng/báo cáo;
+ Đối với cuộc thi cấp cơ sở: Tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.
(11) Chi họp báo thông cáo báo chí về cuộc thi:
+ Chi xây dựng thông cáo báo chí: Tối đa 1.000.000 đồng/thông báo;
+ Chi thù lao cho phóng viên báo chí được mời tham dự họp báo: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi họp báo;
+ Chi cho người chủ trì họp báo: Tối đa 300.000 đồng/buổi họp báo;
+ Chi cho người tham gia trả lời câu hỏi của phóng viên, báo chí tại buổi họp báo: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi họp báo.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?