Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào?

Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào?

Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào?

NÓNG: Đáp án tuần 3 cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 trọn bộ

Ngày 17-7-1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác liệt nhất, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc, trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Như vậy, ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào?

Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào? (Hình từ Internet)

Bản viết tay Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ ở đâu?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 quy định như sau:

Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
...

Như vậy, bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Bên cạnh đó, bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh) được công nhận bảo vật quốc gia.

Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

(1) Năm lẻ 5, năm khác:

- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

- Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;

- Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

- Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

(2) Năm tròn:

- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Trong đó:

“Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.

- “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;

- “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;

- “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.

Ngày Toàn quốc kháng chiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Toàn quốc Kháng chiến 19 tháng 12 năm nay là kỷ niệm bao nhiêu năm? Ngày Toàn quốc Kháng chiến 19 tháng 12 là thứ mấy? Có phải là ngày lễ lớn?
Pháp luật
Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào? Toàn văn lời kêu gọi?
Pháp luật
Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngày nào? Ngày Toàn quốc kháng chiến có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Toàn quốc kháng chiến
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
341 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Toàn quốc kháng chiến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Toàn quốc kháng chiến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào