Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An nhân dân phải đáp ứng những gì?
Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân là ngày bao nhiêu?
Ngày 19/8 hằng năm là một ngày vô cùng đặc biệt khi không chỉ là ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mà còn là ngày kỉ niệm truyền thống lực lượng công an nhân dân Việt Nam
Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân
Theo Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo đó ngày 19/8 hằng năm sẽ là ngày truyền thống của Công an nhân dân.
Năm 2023, ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân rơi vào thứ 7 ngày 19/8/2023
Ngày 19/8 mang một ý nghĩa trang trọng đối với những người làm trong ngành Công an nói riêng và toàn bộ người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung.
Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An nhân dân phải đáp ứng những gì? (Hình từ Internet)
Kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An nhân dân phải đáp ứng những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc kỷ niệm ngày truyền thống như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó việc tổ chức ngày truyền thống cần phải đáp ứng các nguyên tắc như quy định trên
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2012 có yêu cầu:
- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao cho các mục đích: mua sắm xe ô-tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách.
- Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công; tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, ký kết thi đua, tiếp khách... Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác.
- Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp dưới và các đối tượng liên quan.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm trong đi công tác nước ngoài tại Công văn 8743/VPCP-QHQT năm 2012. Tập trung bố trí kinh phí cho các đoàn đi đàm phán, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chế độ quy định; hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bao gồm cả đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án ODA và các dự án có sử dụng nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Chỉ thị 45-CT/TW năm 2010 cũng có nêu rõ như sau:
- Việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm phải đảm bảo an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém
- Giảm bớt việc huy động quần chúng tham gia, khách mời dự lễ kỷ niệm
Như vậy, việc tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Công An nhân dân phải đáp ứng các điều kiện trên.
Ngày truyền thống Công an nhân dân có phải ngày lễ lớn hay không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, trong các ngày lễ lớn trong nước không bao gồm ngày truyền thống Công an nhân dân.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Theo đó, ngày 19/8 (Ngày truyền thống của Công an nhân dân) được xem là ngày truyền thống chứ không phải là một ngày lễ lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty chứng khoán sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán không?
- Cá nhân lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự người khác bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ Tài chính mới nhất theo Quyết định 2188?
- Ngày 12 12 xin nghỉ thế nào để được nghỉ hưởng lương? Ngoài việc chấp hành nội quy lao động, người lao động còn phải tuân thủ điều gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?