Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 là kỷ niệm mấy năm?
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 ngày nào, thứ mấy?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.
Như vậy, Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
Dưới đây là lịch tháng 9 năm 2024 (dương lịch):
Cụ thể, tháng 9 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/9/2024 (Chủ nhật) nhằm ngày 29/7/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/9/2024 (Thứ hai) nhằm ngày 28/8/2024 âm lịch.
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 là ngày 13 tháng 9 năm 2024 (Dương lịch) rơi vào thứ 6 là ngày 11 tháng 8 năm 2024 (Âm lịch).
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 là kỷ niệm mấy năm? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục III Quyết định 551/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 nêu rõ:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân là đầu mối có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thực hiện công tác thi đua khen thưởng năm 2024 đối với các cụm thi đua, các đơn vị Tòa án nhân dân; định kỳ tổng hợp tình hình kết quả thực hiện báo cáo Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Tòa án nhân dân và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Các cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân (Báo Công lý, Truyền hình Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 76 năm truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2024) và 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024), nhằm cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Tòa án nhân dân và trong xã hội.
...
Như vậy, Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 2024 là kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945-13/9/2024).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
c) Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
d) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
đ) Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
e) Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?