Ngày vía thần tài 2023 là ngày nào? Người dân cần lưu ý điều gì để mua vàng vào ngày vía thần tài không bị phạt?
Ngày vía thần tài 2023 là ngày nào?
Theo truyền thống, ngày vía Thần Tài sẽ là ngày mồng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Trong năm 2023, ngày vía thần tài sẽ vào ngày 31/01/2023 Dương lịch tức thứ 3 tuần sau.
Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng với mong muốn rước tài lộc về nhà. Nhiều người còn tổ chức cúng lễ để nghênh rước Thần Tài, cầu mong may mắn, tài lộc cho năm mới.
Tuy nhiên, người dân cần lưu ý các quy định pháp luật để mua vàng trong ngày vía Thần tài không bị phạt. Người dân chỉ được mua vàng tại những địa điểm sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Đồng thời căn cứ tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo như các quy định trên, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Đồng thời hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Lưu ý: Khi đi mua vàng trong ngày này, người mua nên lấy hóa đơn đầy đủ.
Ngày vía thần tài 2023 là ngày nào? Người dân cần lưu ý điều gì để mua vàng vào ngày vía thần tài không bị phạt?
Doanh nghiêp và các tổ chức tín dụng muốn được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cần phải đáp ứng được các điều kiện nào?
Doanh nghiêp và các tổ chức tín dụng muốn được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cần phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
+ Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
+ Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Đối với tổ chức tín dụng:
+ Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
+ Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
+ Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 14 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với việc mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Theo đó:
Đối với cá nhân, tổ chức mua vàng miếng sai quy định
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng lần đầu.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Lưu ý: Mức phạt trên đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi.
Đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng không có giấy phép
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (Căn cứ tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)
- Đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung: là tịch thu số vàng đối với hành vi vi phạm
(Căn cứ tại điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?