Nghị định 147 năm 2024 về game có điểm gì nổi bật? Tổng hợp những quy định nổi bật về trò chơi điện tử trên mạng từ 25/12/2024?

Nghị định 147 năm 2024 về game có điểm gì nổi bật? Tổng hợp những quy định nổi bật về trò chơi điện tử trên mạng từ 25/12/2024?

Nghị định 147 năm 2024 về game có điểm gì nổi bật? Tổng hợp những quy định nổi bật về trò chơi điện tử trên mạng từ 25/12/2024?

Ngày 09 tháng 11 năm 2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Theo đó, tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã dành riêng một Mục 3 Chương 3 Nghị định 147/2024/NĐ-CP để quy định về trò chơi điện tử trên mạng

Trong Nghị định 147 năm 2024 về game, có những điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

(1) Người dưới 18 tuổi chơi game không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi

(2) Người muốn chơi game thì phải xác thực tài khoản game bằng số điện thoại di động tại Việt Nam

(3) Không mua, bán vật phẩm ảo giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau

(4) Quán điện tử công cộng không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ hôm sau

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Trách nhiệm của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có trách nhiệm sau đây:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp.
2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
3. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó.
4. Được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức trên địa bàn.
5. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các điều cấm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 7, Điều 69 Nghị định này.
6. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi điện tử trên mạng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép phát hành tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) hoặc của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương.
7. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng.
8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau.
9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có trách nhiệm không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau.

(5) Không mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài

(6) Phải cung cấp thông tin khi đăng ký tài khoản sử dụng trò chơi điện tử trên mạng

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 147/2024/NĐ-CP về thông tin người chơi trong đó ihi đăng ký tài khoản sử dụng trò chơi điện tử trên mạng, người chơi phải cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin sau đây:

- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số điện thoại di động tại Việt Nam.

- Trường hợp người chơi dưới 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự và có trách nhiệm giám sát và quản lý thời gian chơi, nội dung trò chơi của người chơi dưới 16 tuổi truy cập.

(7) Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng

Trên đây là một số điểm nổi bật của Nghị định 147 năm 2024 về game

Nghị định 147 năm 2024 về game có điểm gì nổi bật? Tổng hợp những quy định nổi bật về trò chơi điện tử trên mạng từ 25/12/2024?

Nghị định 147 năm 2024 về game có điểm gì nổi bật? Tổng hợp những quy định nổi bật về trò chơi điện tử trên mạng từ 25/12/2024? (Hình từ Internet)

Người dưới 18 tuổi không được chơi game quá 60 phút/game có đúng không?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 39 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về thời gian chơi game (trò chơi điện tử G1) của người dưới 18 tuổi như sau:

Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng
...
e) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h00 đến 24h00) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp;

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định liên quan đến người chơi trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng là người dưới 18 tuổi như sau:

Cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cung cấp trò chơi G2, G3, G4 trên mạng khi đáp ứng các điều kiện sau:
...
e) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h00 đến 24h00) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp;
g) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm hiển thị liên tục kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi và khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi (nếu có) và trên màn hình thiết bị của người chơi theo tần suất 30 phút/lần trong quá trình chơi;
...

Như vậy, từ ngày 25/12/2024, đối với người dưới 18 tuổi chơi game không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp.

Theo đó, mỗi tài khoản chơi game dành cho người dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi một trò chơi tối đa 60 phút/ngày và tổng thời gian chơi của tất cả các trò chơi không được vượt quá 180 phút.

Người muốn chơi game thì phải xác thực tài khoản game bằng số điện thoại di động tại Việt Nam?

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 39 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin của người chơi tại Việt Nam như sau:

Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi có đủ các điều kiện sau đây:
...
đ) Có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin của người chơi tại Việt Nam bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số điện thoại di động tại Việt Nam. Thực hiện việc xác thực tài khoản người chơi bằng số điện thoại di động tại Việt Nam, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được tham gia chơi trò chơi; trường hợp người chơi dưới 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự và có trách nhiệm giám sát và quản lý thời gian chơi, nội dung trò chơi của người chơi dưới 16 tuổi truy cập; thực hiện xóa thông tin của người chơi sau khi hết hạn thời gian lưu trữ theo quy định;

Như vậy, từ ngày 25/12/2024, doanh nghiệp phải xác thực tài khoản người chơi bằng số điện thoại di động tại Việt Nam, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được tham gia chơi trò chơi.

Theo đó, người muốn chơi game thì phải xác thực tài khoản game bằng số điện thoại di động tại Việt Nam thì mới được chơi game.

Người dưới 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự và có trách nhiệm giám sát và quản lý thời gian chơi, nội dung trò chơi của người chơi dưới 16 tuổi truy cập.

Không mua, bán vật phẩm ảo giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau?

Tại Điều 57 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử trên mạng theo đúng nội dung mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng, Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi của mình để mua, đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khởi tạo trong chính trò chơi đó.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung trò chơi đã được phê duyệt, cấp Quyết định. Không được gắn chương trình khuyến mãi có thưởng (bằng tiền hoặc hiện vật thật bên ngoài trò chơi) vào giao diện, tính năng của trò chơi điện tử trên mạng.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử trên mạng và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo, không được quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động, thẻ ngân hàng, thẻ mua hàng, thẻ game, thẻ quà tặng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử trên mạng.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.

Theo như quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng thì từ ngày 25/12/2024 giữa những người chơi với nhau không được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng.

Không mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài?

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;
b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng và quy định về sở hữu trí tuệ; không mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài; không có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả cụ thể các hành động sau: Khủng bố, giết người, tra tấn người, ngược đãi, xâm hại, buôn bán phụ nữ và trẻ em; kích động tự tử, bạo lực; khiêu dâm, dung tục trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử; vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc lá; đánh bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
c) Trò chơi điện tử trên mạng có kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
2. Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng có thời hạn theo thời hạn của văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành tại Việt Nam nhưng không quá 05 năm. Trong trường hợp thời hạn của văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành tại Việt Nam hết hạn, nếu doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử trên mạng tiếp tục được nhượng quyền phát hành trò chơi thì thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Quyết định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 46 Nghị định này.

Theo đó, để doanh nghiệp được cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng thì nội dung kịch bản trò chơi điện tử không mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.

Trò chơi điện tử Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trò chơi điện tử
Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
Pháp luật
Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 ra sao?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
Pháp luật
Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trò chơi điện tử
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,572 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trò chơi điện tử Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trò chơi điện tử Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào