Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như nào?
Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như nào?
Ngày 03 tháng 02 năm 2025, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
TẢI VỀ Toàn văn Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Theo đó, Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý, gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
Lưu ý: Nghị định 15/2025/NĐ-CP không điều chỉnh đối với:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga đường sắt. Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng đối với tài sản công phục vụ công tác quản lý, hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do đối tượng khác (ngoài các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 15/2025/NĐ-CP) quản lý theo quy định của pháp luật và các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý nhưng đã bán, chuyển nhượng, tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trong trường hợp này thực hiện theo quy định của pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 15/2025/NĐ-CP áp dụng đối với những đối tượng nào?
Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định 15/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đường sắt, gồm:
+ Bộ Giao thông vận tải đối với đường sắt quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với đường sắt đô thị.
- Cơ quan quản lý đường sắt, gồm:
+ Cơ quan quản lý đường sắt quốc gia là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành về đường sắt.
+ Cơ quan quản lý đường sắt đô thị là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về đường sắt đô thị.
- Doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
+ Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
+ Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hoặc kinh doanh vận tải đường sắt đô thị do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
- Tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
- Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Quy định chuyển tiếp và hiệu lực Nghị định 15/2025/NĐ-CP ra sao?
Quy định chuyển tiếp và hiệu lực Nghị định 15/2025/NĐ-CP được quy định tại Điều 48 Nghị định 15/2025/NĐ-CP và Điều 49 Nghị định 15/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Quy định chuyển tiếp
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2025/NĐ-CP, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2025/NĐ-CP, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo hoàn thành việc rà soát, thống kê, phân loại và giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP trong thời hạn 12 tháng, kể từ Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
- Đối với việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi từ các dự án thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đưa vào sử dụng trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thì không thực hiện bố trí kinh phí quản lý, bảo trì đối với phần giá trị vật liệu, vật tư đưa vào sử dụng đó. Đối với vật liệu, vật tư thu hồi còn lại được xử lý theo quy định tại Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia có trách nhiệm rà soát, tổng hợp toàn bộ khối lượng, giá trị vật tư thu hồi đã đưa vào sử dụng trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và vật tư thu hồi còn lại từ các dự án đầu tư đã thực hiện trước ngày Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành để xử lý theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP và Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
- Đối với các Hợp đồng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo hình thức cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đến hết thời hạn của hợp đồng.
- Đối với số tiền thu được từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (bao gồm cả số tiền đã nộp vào tài khoản tạm giữ và số tiền chưa nộp vào tài khoản tạm giữ) trước ngày Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa xử lý thì được quản lý, sử dụng theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị đã được cơ quan, người có thẩm quyền giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc theo hình thức tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định của pháp luật tương ứng; không phải làm lại thủ tục để giao tài sản theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
Trong thời gian chưa ban hành quy định về tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị được sử dụng thì được áp dụng theo tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2025/NĐ-CP nhưng tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày phát sinh số thu từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo hình thức trực tiếp tổ chức khai thác tài sản.
- Trường hợp giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt mà giá trị tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì sau khi được giao, căn cứ nguồn gốc hình thành tài sản và các hồ sơ có liên quan, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, tạm quản lý (Bên giao) để xác định nguyên giá, giá trị còn lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý trước ngày Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; các công việc chưa thực hiện để tổ chức xử lý tài sản (trong đó có quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt) đến ngày Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
(2) Hiệu lực thi hành
- Nghị định 15/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Nghị định 15/2025/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/080225/nghi-dinh-15.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/080225/nghi-dinh-15-56.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/cuc-duong-sat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/290523/duong-sat-29-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/290523/duong-sat-29-6.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/290523/duong-sat-29-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/290523/duong-sat-29-5.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/290523/duong-sat-29-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/260523-chinh/duong-sat-quoc-gia.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/090523/09-4.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Trách nhiệm của người nộp thuế mới nhất là gì? Quyền của người nộp thuế đã được sửa đổi thế nào?
- Xe cứu hộ giao thông đường bộ là gì? Xe cứu hộ giao thông đường bộ có phải lắp camera ghi hình tài xế không?
- Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2025 mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 2025?