Nghị định 31/2023/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt áp dụng từ ngày 28/7/2023 ra sao?
Đã có Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt?
Ngày 09/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Theo đó, Nghị định áp dụng cho các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân),
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt trên lãnh thổ Việt Nam;
- Người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt;
- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan
Có mấy hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt bao gồm:
(1) Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
(2) Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với
+ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
+ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
+ Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống;
+ Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
+ Giấy phép nhập khẩu phân bón;
+ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt áp dụng từ ngày 28/7/2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt là 100 triệu đối với cá nhân và 200 triệu đối với tổ chức.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?