Nghị định 37/2022/NĐ-CP: Không giới hạn giá trị khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh?
Các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định rằng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 33, Điều 34, Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 35, Điều 36 của Mục 8 Chương II Nghị định này. Các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường cụ thể là:
- Vi phạm quy định về quản lý quân trang
- Vi phạm quy định về sản xuất quân trang
- Mua bán trái phép các loại biển công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
- Vi phạm quy định về sản xuất biển công tác, cờ hiệu dành riêng cho Quân đội khi làm nhiệm vụ.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP: Không giới hạn giá trị khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh?
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?
Tại Điều 40 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường cụ thể như sau:
Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 33, Điều 34, Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 35, Điều 36 của Mục 8 Chương II Nghị định này:
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm a Khoản này.
- Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm a Khoản này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP?
Tại khoản 34 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam quy định về thẩm quyền xử phạt của quản lý thị trường cụ thể như sau:
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Theo đó, Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000 đồng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền tới 25.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định 37/2022/NĐ-CP. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền tới 50.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này. Cuối cùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 75.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?