Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 25/12/2023 gồm những nội dung nổi bật nào?

Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 25/12/2023 gồm những nội dung nổi bật nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ 25/12/2023 gồm những nội dung nổi bật nào?

Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vừa được ban hành hôm 01/11/2023 và sẽ phát sinh hiệu lực từ 25/12/2023, gồm những nội dung nổi bật sau:

+ Hướng dẫn những hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình giữa người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau. Đây là nội dung mới được mở rộng tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

+ Quy định về Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Hướng dẫn những biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình được bổ sung tại Điều 22 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022, bao gồm:

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình; (Hiện nay là biện pháp cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình)

- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

+ Quy định về thẩm quyền ra quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án.

+ Bổ sung cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình

Theo Điều 35 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022, cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:

- Địa chỉ tin cậy;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Cơ sở trợ giúp xã hội;

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình

Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022?

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng là những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định những hành vi sau:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

+ Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi là những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định những hành vi sau:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

+ Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

+ Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng là những hành vi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định những hành vi sau:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

+ Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

+ Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

+ Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.

+ Cô lập, giam cầm.

+ Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.

+ Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

+ Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

+ Bỏ mặc, không quan tâm.

+ Cưỡng ép, cản trở kết hôn.

+ Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 25/12/2023

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Phòng chống bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?
Pháp luật
Địa chỉ tin cậy là gì? Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình thì địa chỉ tin cậy phải thông bao đến cơ quan nào?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
Pháp luật
Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo chồng bạo lực gia đình? Cách viết đơn tố cáo bạo lực gia đình? 16 hành vi bạo lực gia đình là những hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,646 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình Phòng chống bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào