Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Giá 2023 về điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thế nào?
Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Giá 2023 về điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá như sau:
(1) Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá sự cần thiết của việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trên cơ sở tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Giá 2023 và các căn cứ sau đây:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội;
- Yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc để phù hợp với những thay đổi về quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ đó;
- Kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ cần điều chỉnh.
(2) Trên cơ sở này, khi cần đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung sau:
- Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá: tổng kết, đánh giá về tình hình cung, cầu, diễn biến giá cả thị trường và thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ cần bổ sung: đánh giá sự cần thiết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo quy định tại mục (1);
Đánh giá tác động của chính sách bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết);
- Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá:
+ Tổng kết, đánh giá việc thực hiện bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ;
+ Đánh giá về tình hình cung, cầu, diễn biến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ; đánh giá sự cần thiết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo quy định tại mục (1) và dự kiến biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó sau khi đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
+ Đánh giá tác động của chính sách đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
+ Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (nếu cần thiết);
- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa, dịch vụ đó trước khi gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
(3) Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 01 bản chính hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá cho Bộ Tài chính tổng hợp, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá:
Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ, dự kiến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; đề xuất bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ và chủ trì thực hiện các biện pháp bình ổn giá;
Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ và biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó;
- Báo cáo tổng kết, đánh giá các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 85/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
(4) Trên cơ sở đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Giá 2023 về điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá bình ổn giá thế nào?
Quyết định bình ổn giá gồm các nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định Quyết định bình ổn giá gồm các nội dung sau:
- Tên hàng hóa, dịch vụ được Chính phủ quyết định chủ trương bình ổn giá;
- Một hoặc một số biện pháp bình ổn giá áp dụng theo quy định tại Điều 19 Luật Giá 2023;
- Thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá;
- Phạm vi địa bàn áp dụng bình ổn giá,
- Phân công trách nhiệm triển khai và báo cáo kết quả thực hiện bình ổn giá cho địa phương và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Các nội dung khác có liên quan
Thông tin về chủng loại, đơn giá than nhập khẩu được công bố khi nào?
Căn Điều 19 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định giá tham chiếu đối với than nhập khẩu như sau:
Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu
1. Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố trên cơ sở giá than nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu than về Việt Nam khai báo với cơ quan Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được Bộ Tài chính công bố định kỳ hằng tháng theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham chiếu, tham khảo, sử dụng cho việc thỏa thuận, quyết định giá than trong nước.
3. Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng, trên cơ sở thông tin nhập khẩu than về Việt Nam do tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai báo với cơ quan Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tháng trước liền kề, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức việc công bố thông tin về chủng loại than nhập khẩu, ngày đăng ký tờ khai hải quan, đơn giá than nhập khẩu đã bao gồm các khoản chi phí đưa than từ nước ngoài về đến cảng, nước/vùng lãnh thổ xuất xứ than nhập khẩu, kèm theo thông tin mô tả hàng hóa.
Như vậy, Bộ Tài chính tổ chức việc công bố thông tin về chủng loại than nhập khẩu, ngày đăng ký tờ khai hải quan, đơn giá than nhập khẩu trước ngày 15 hằng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?