Nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc là gì?
Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) về định nghĩa khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. “Khách cấp cao nước ngoài” gồm Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền và Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền; Người đứng đầu Chính phủ và cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ; Người đứng đầu Nghị viện, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện và các cấp tương đương; một số khách nước ngoài khác được quy định tại Nghị định này.
...
6. “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc”, “thăm nội bộ”,“thăm cá nhân” là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài, chỉ tính chất, mức độ của chuyến thăm:
a) “Thăm cấp nhà nước” là chuyến thăm được áp dụng mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho: Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyên thủ quốc gia nước khách là khách mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) “Thăm chính thức” là chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời chính thức của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với các nghi lễ và các biện pháp lễ tân thấp hơn so với chuyến thăm cấp nhà nước và được quy định cụ thể tại Nghị định này;
c) “Thăm làm việc” là chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời làm việc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với chương trình làm việc được hai bên trao đổi, thống nhất áp dụng các biện pháp lễ tân rút gọn, đơn giản;
d) “Thăm nội bộ” là chuyến thăm làm việc không đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của khách cấp cao nước ngoài đến Việt Nam theo thỏa thuận của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam để trao đổi về các vấn đề riêng trong quan hệ giữa hai Bên;
đ) “Thăm cá nhân” là chuyến thăm thực hiện các mục đích cá nhân, đồng thời có thể kết hợp thực hiện mục đích tăng cường quan hệ song phương thông qua quan hệ cá nhân với cá nhân giữa Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam với khách cấp cao nước ngoài."
Nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) về nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại
1. Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
3. Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
4. Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định."
Các nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc tiến hành như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) thì các nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc được tiến hành như sau:
"Điều 16. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc
1. Đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố, không bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sân bay, không có mô-tô hộ tống.
2. Đón, tiếp Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không có mô-tô hộ tống.
3. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.
4. Ăn trưa hoặc ăn tối của các chuyến thăm làm việc:
a) Thành phần dự tiệc:
Phía Việt Nam: các thành viên tham gia đón, tiễn, làm việc;
Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng và cán bộ cơ quan đại diện ngoại giao nước khách;
b) Chủ tiệc phát biểu chúc rượu, Trưởng đoàn khách đáp từ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?