Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?

Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là dạng bài yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm, thái độ và góc nhìn của bản thân về các tác phẩm văn học. Thông qua những lí lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, có thể khám phá thế giới nội tâm sâu bên trong của tác giả, thể hiện mức độ cảm thụ đối với văn học đồng thời tìm ra được những giá trị thuyết phục người khác tán thành quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?

Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì? (Hình từ Internet)

Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học?

Cách làm nghị luận văn học như sau:

(1) Mở bài: Chỉ nên nêu khái quát về vấn đề hay tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn cần phải thể hiện rõ ý cần diễn đạt.

(2) Thân bài: Trình bày, phân tích chi tiết nội dung của tác phẩm, có thể chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm nhỏ.

(3) Kết bài: Chỉ nêu những ý khái quát, không dài dòng, tránh lặp lại các ý chi tiết ở thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là “gói lại” mà còn phải “mở ra”, khơi gợi những suy tưởng cho người đọc.

Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất:

(1) Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

* Mở bài.

Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, vị trí của bài thơ; lý do lựa chọn bài thơ;…).

* Thân bài

- Phân tích ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

- Cách tổ chức bố cục của bài thơ trữ tình.

- Phân tích việc xây dựng hệ thống hình ảnh để thể hiện nội dung của câu thơ, khổ thơ; Yếu tố tượng trưng trong thơ.

- Phân tích ngôn ngữ thơ: chú ý những kết hợp từ đặc biệt, biện pháp tu từ, sử dụng dấu câu đặc biệt, các kiểu câu.

- Giá trị tư tưởng của bài thơ

+ Tâm trạng nhân vật trữ tình

+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

* Kết bài

Đánh giá cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ, khẳng định vị trí của nhà thơ.

(2) Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

* Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Dẫn dắt nội dung cần nghị luận vào bài.

Trích dẫn ý kiến, quan điểm.

* Thân bài

Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm: Giải thích từng vế sau đó nêu ý nghĩa chung của cả ý kiến

Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc:

+ Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình hay bác bỏ.

+ Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến, quan điểm (Lưu ý: Không phân tích toàn bộ TP mà chỉ phân tích những dẫn chứng, những nội dung mà ý kiến đề cập đến)

- Bình luận:

+ Ý kiến đã đầy đủ, thuyết phục chưa?

+ Nếu chưa đầy đủ thì cần bổ sung những gì?

* Kết bài

- Khẳng định giá trị của ý kiến

(3) Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)

- Dẫn nội dung nghị luận.

* Thân bài:

- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm

- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề

- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

* Kết bài:

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

(4) Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

* Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

* Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

- Bình luận về giá trị của tình huống

* Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

(5) Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

* Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

* Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.

(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

* Kết bài:

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

Thông tin "Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học?" tham khảo như trên.

Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Nghị luận văn học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn tả quang cảnh một phiên chợ Tết? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của học sinh ra sao?
Pháp luật
Nghị luận về đạo đức của giới trẻ hiện nay hay ý nghĩa? Viết đoạn văn nghị luận về đạo đức chọn lọc? Nhiệm vụ học sinh là gì?
Pháp luật
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 ngắn gọn? Nhiệm vụ học sinh lớp 7 là gì?
Pháp luật
Văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 11 chọn lọc? Lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống? Đặc điểm môn Văn?
Pháp luật
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? Nói về một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
Pháp luật
Tưởng tượng bạn là đại dương hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt ra sao?
Pháp luật
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần? Dàn ý phân tích truyện ngắn Bố tôi ra sao? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Viết bài văn nghị luận về tuổi trẻ hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
594 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông Nghị luận văn học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông Xem toàn bộ văn bản về Nghị luận văn học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào