Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn xử lý hình sự hành vi khai thác, mua bán trái phép thủy sản từ ngày 01/8/2024 như thế nào?

Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn xử lý hình sự hành vi khai thác, mua bán trái phép thủy sản từ ngày 01/8/2024 như thế nào?

Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn xử lý hình sự hành vi khai thác, mua bán trái phép thủy sản từ ngày 01/8/2024 như thế nào?

Ngày 12/6/2024, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi luên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Cụ thể, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định như:

- Các Điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép;

- Các Điều 242, 244 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép;

- Các điều 188, 189, 198 và 341 về hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn xử lý hình sự hành vi khai thác, mua bán trái phép thủy sản từ ngày 01/8/2024 như thế nào?

Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn xử lý hình sự hành vi khai thác, mua bán trái phép thủy sản từ ngày 01/8/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như sau:

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam
Người chỉ huy cao nhất trên tàu cá không làm thủ tục xuất cảnh cho tàu cá, thành viên tàu cá và ngư dân theo quy định hoặc có làm thủ tục xuất cảnh nhưng sau khi xuất cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp để thành viên tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều 347 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Như vậy, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trên thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam đối với người chỉ huy cao nhất trên tàu cá.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:

- Người nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 của Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

- Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự 2015 là các phương tiện, ngư cụ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự 2015 là khai thác thủy sản trong vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự 2015 là khai thác thủy sản trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác loài thủy sản thuộc Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017.

Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản cũng được coi là loài thủy sản bị cấm khai thác nếu việc khai thác chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

- Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại hoặc mất đi môi trường sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Lưu ý: Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.

Mua bán trái phép thủy sản
Khai thác thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam mới nhất 2024?
Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
Pháp luật
Như thế nào là khai thác thủy sản trái phép? 14 hành vi được xem là khai thác thủy sản trái phép?
Pháp luật
Hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản bị xử lý như thế nào? Quy định về mức phạt tiền với hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác không có giấy phép?
Pháp luật
Hộ gia đình khi hoạt động khai thác thủy sản có cần phải mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hay không?
Pháp luật
Khai thác thủy sản bằng tàu cá trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn bị xử phạt như nào?
Pháp luật
Sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được công bố, điều chỉnh bao lâu một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán trái phép thủy sản
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,419 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán trái phép thủy sản Khai thác thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán trái phép thủy sản Xem toàn bộ văn bản về Khai thác thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào