Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022: Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới như thế nào?
- Tình hình thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong những năm qua như thế nào?
- Mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới được đề ra là gì?
- Những nhiệm vụ nào được Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong giai đoạn mới?
Tình hình thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong những năm qua như thế nào?
Căn cứ Mục I Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới, có nêu rõ về tình hình thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong 15 năm qua như sau:
- Về kết quả đạt được:
+ Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng được nâng cao. Bảo đảm thực hiện đúng cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ".
+ Việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà được đẩy manh, phân cáp phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng được tăng cường, từng bước khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ngày càng chặt chẽ.
+ Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng được chú trọng.
+ Đã ban hành nhiều quy định, cơ chế để phát huy dân chủ, vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
- Việc đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hiệu quả của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
- Về những hạn chế:
+ Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng không khả thi.
+ Chậm khắc phục tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế.
+ Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh.
+ Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa tác động đến một số đối tượng, địa bàn...
+ Chưa phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
+ Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện.
+ Năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.
+ Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, năng lực, phẩm chất, uy tín hạn chế, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật Nhà nước ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
+ Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; còn để xảy ra tình trạng cục bộ, mất đoàn kết, bao biện, làm thay, áp đặt, lạm dụng quyền lực, né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo.
Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022: Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới được đề ra là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022 có nêu mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề ra là:
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng trong giai đoạn mới. Giữ vững nguyên tắc của Đảng, đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là thể chế hoá, cụ thể hoá thành luật và các văn bản dưới luật; tạo chuyển biến thực sự, đạt kết quả cao trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng ở các cấp. Đề cao trách nhiệm của tập thể, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
- Xây dựng phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cấp uỷ, tổ chức đảng, thực sự khoa học, dân chủ, sát với thực tiễn; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
Những nhiệm vụ nào được Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong giai đoạn mới?
Căn cứ Mục III Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới bao gồm:
- Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
- Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
- Đẩy manh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đảo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?