Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu cắt giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW như thế nào?
- Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập đúng không?
- Nhiệm vụ của các Bộ trong việc nâng cao chất hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như thế nào?
- Chính phủ yêu cầu hoàn thiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Ngày 02/04/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, mục đích mà Chương trình hành động nêu trên nhắm đến là tiếp tục quán triệt các chủ trương, yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW và Kết luận 62-KL/TW. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan các cấp đơn vị sự nghiệp công lập và nhân dân.
Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập đúng không?
Tại tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu như sau:
Bám sát Kết luận 62-KL/TW để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 19-NQ/TW và phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025:
+ Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm, phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ; hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên sản phẩm, kết quả công việc.
Đối với bộ, ngành, phấn đấu giảm 13,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành so với năm 2021, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trước 31 tháng 12 năm 2024.
Các bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015 - 2021 thì tiếp tục thực hiện việc sắp xếp để bảo đảm đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015. Các bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015 - 2025 thì tiếp tục rà soát, đẩy mạnh sắp xếp để thu gọn đầu mối, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW đặt ra đến năm 2030 theo yêu cầu tại Kết luận 62-KL/TW.
+ Đối với biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
+ Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đối với bộ, ngành, phấn đấu đạt trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
+ 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
- Đến năm 2030: Phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.
Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu cắt giảm đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của các Bộ trong việc nâng cao chất hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như thế nào?
Tại điểm b tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 38/NQ-CP hướng dẫn hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Rà soát sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức theo ngành, lĩnh vực.
- Hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.
Từ đó các bộ, ngành, địa phương: Xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Chính phủ yêu cầu hoàn thiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Nghị quyết 38/NQ-CP nêu rõ nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thiện cơ chế tài chính như sau:
Đối với Các bộ, cơ quan ngang bộ: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành:
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, chủ động ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) theo ngành, lĩnh vực làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
Đối với Bộ GD&ĐT:
- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
- Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về phương thức đặt hàng đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP.
Đối với Bộ Tài chính:
- Hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 60/2021/NĐ-CP để từ đó là cơ sở để các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng Đề án tự chủ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn việc lập dự toán và cấp phát ngân sách nhà nước theo cơ chế đặt hàng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, hướng dẫn việc lập dự toán và cấp phát ngân sách đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo số lượng học sinh, bảo đảm phù hợp với quy mô lớp học, làm cơ sở để thực hiện tự chủ một phần đối với 02 trường hợp này.
Cuối cùng, Nghị quyết 38/NQ-CP cũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương có nghĩa vụ phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?