Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì?
- Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn biến là câu nói của ai?
- Nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
- Nhiệm vụ, giải pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân thế nào?
Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn biến là câu nói của ai?
Nóng: Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024
>> Xem thêm: Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025?
"Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn biến là câu nói của ai?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây.
Căn cứ theo Mục III Phần thứ hai: Nội dung cơ bản Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới tại Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2024 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. TẢI VỀ nêu rõ:
Phương châm chỉ đạo
- Thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống từ cơ sở.
Như vậy, Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm: “Thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
* Triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được mọi người biết đến lần đầu tiên là ngày 31 - 5 - 1946, khi Bác trao đổi với cụ Huỳnh Thúc Kháng (cụ Huỳnh). Trước lúc Bác Hồ sang Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Bác Hồ đã dặn cụ Huỳnh: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho, mong Cụ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thông tin về "Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn biến là câu nói của ai?" như trên.
Nghị quyết 44 thực hiện phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến trong đó lợi ích quốc gia, dân tộc là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn biến là câu nói của ai? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
Căn cứ theo Mục III Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước;
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân;
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước;
- Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
Nhiệm vụ, giải pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục III Nghị quyết 43-NQ/TW năm 2023 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân như sau:
Xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân; phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng cơ chế phù hợp để Nhân dân tham gia ý kiến vào quá trình hoạch định chính sách, quyết định những vấn đề lớn và quan trọng của đất nước, những vấn đề có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân; nêu cao tinh thần cầu thị, tiếp thu, trách nhiệm thông tin, giải trình của các cơ quan nhà nước đối với những kiến nghị, đề xuất của Nhân dân theo quy định.
Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xã hội; tăng cường đồng thuận xã hội gắn với đề cao ý thức trách nhiệm của công dân; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sớm bổ sung quy định về trách nhiệm công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?