Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2023 Bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng?
- Thực hiện bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng như thế nào?
- Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
- Thực hiện giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị trong nước; bảo đảm thuốc, vắc-xin, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân?
Mới đây, ngày 10/7/2023, Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2023 về bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng do Chính phủ ban hành.
Thực hiện bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng như thế nào?
Theo đó Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2023 cho biết năm 2023, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trên toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2023,
*Giao Bộ Y tế:
- Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch, xác định nhu cầu vắc xin theo từng chủng loại, cơ cấu vắc xin cần thiết, danh mục, lộ trình tiếp nhận từng loại vắc xin đảm bảo lộ trình tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ thống nhất trong toàn quốc, để làm cơ sở xác định nhu cầu, bố trí kinh phí; quản lý và sử dụng vắc xin theo quy định.
+ Tổ chức mua vắc xin tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời và an toàn.
- Căn cứ kế hoạch, nhu cầu vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo vắc xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc năm 2023 gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 năm 2023 để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế thực hiện.
- Trong tháng 7 năm 2023, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội.
* Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, rà soát, báo cáo nhu cầu vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 gửi Bộ Y tế trước ngày 12 tháng 7 năm 2023 để tổng hợp.
* Giao Bộ Tài chính, trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, nhu cầu kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 do Bộ Y tế báo cáo, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2010 và điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
>> Thời gian trình trước ngày 20 tháng 7 năm 2023.
Bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng? (Hình internet)
Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 quy định về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
- Đưa vắc xin phòng bệnh do vi rút Rota từ năm 2022, vắc xin phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.
Đồng ý cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương mua vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có thể tiếp cận với mức giá ưu đãi cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác ngoài Tiêm chủng mở rộng ngay từ giai đoạn 2022 - 2025 nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.
Thực hiện giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị trong nước; bảo đảm thuốc, vắc-xin, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân?
Tại Điều 2 Nghị quyết 99/2023/QH15 quy định Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng gồm:
- Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 455/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát, đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
+ Nâng cao năng lực phòng, chống dịch, bệnh gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, nhất là trong sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị trong nước;
+ Bảo đảm thuốc, vắc-xin, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; bố trí ngân sách trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia bảo đảm thống nhất, hiệu quả trong cả nước;
+ Tăng cường năng lực của y tế cơ sở, y tế dự phòng trong việc ứng phó với dịch bệnh; nghiên cứu xây dựng đề án thành lập cơ quan Kiểm soát bệnh tật Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?