Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào?
- Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào?
- Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
- Nhiệm vụ cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng được đặt ra thế nào?
Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào?
Nghị quyết 42-NQ/TW 2023, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau:
- Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động.
- Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hường các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng.
- Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía sau.
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội;
- Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội;
- Đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội.
Như vậy, Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 đã liệt kê rõ 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong việc đổi mới nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 ra sao?
Tại Mục II Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có nêu ra mục tiêu như sau:
Mục tiêu
...
2.3. Tầm nhìn đến năm 2045
Hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới.
Như vậy, Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xác định tầm nhìn đến năm 2045 gồm các mục tiêu như sau:
- Hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
- Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới.
Nhiệm vụ cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng được đặt ra thế nào?
Theo tiểu mục 6 Mục III Nghị quyết 42-NQ/TW 2023 quy định về nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động như sau:
(1) Về giáo dục:
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, công bằng, bình đẳng, thúc đẩy xã hội học tập và tạo cơ hội học tập suốt đời.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đa dạng hoá mô hình, chương trình đào tạo, phương thức học tập phù hợp với người học.
- Củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.
- Chú trọng phát triển mạng lưới trường lớp, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, bãi ngang, ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư.
- Tăng cường giáo dục hoà nhập cộng đồng cho người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý giáo dục và hoạt động của giáo viên.
- Thúc đẩy chủ trương xã hội hoá góp phần hỗ trợ khu vực công thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo.
(2) Về y tế:
- Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hội nhập, bảo đảm điều kiện tiếp cận và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.
- Chú trọng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em; khám sức khoẻ định kỳ cho Nhân dân; quản lý các bệnh mạn tính đối với người cao tuổi.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách dinh dưỡng, giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Nâng cao chất lượng dự báo, giám sát, phát hiện, phòng ngừa có hiệu quả dịch bệnh, bảo đảm an ninh y tế; phát triển y tế học đường, y học gia đình.
- Tăng cường chuyển đổi số trong công tác quản lý, trong quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử, bảo hiểm y tế.
(3) Về phát triển văn hoá:
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, di sản văn hoá dân tộc, văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi tập trung đông người lao động...
- Nghiên cứu, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với phát triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân.
(4) Về thông tin:
- Thực hiện chính sách, pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và bảo vệ người dân, đặc biệt là trẻ em, nhóm yếu thế được an toàn trên môi trường mạng.
- Tăng cường phổ cập dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, công nghệ số.
- Thiết lập các cụm thông tin điện tử, dịch vụ thông tin công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền tại các cửa khẩu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
(5) Về nhà ở:
- Nêu cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương trong thực hiện chủ trương của Đảng và Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, bảo đảm cho người dân có chỗ ở thích hợp, chất lượng và an toàn, có sự chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, xã hội và người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội; phát triển đa dạng các loại hình nhà ở và cơ chế, chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà lưu trú, ký túc xá cho công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho một số đối tượng khó khăn; chính sách về đất đai, vốn, tín dụng hỗ trợ cho hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện nhà ở và nâng cao điều kiện an toàn về chỗ ở cho người dân sinh sống tại khu vực thường xuyên bị thiên tai, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
- Huy động xã hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội.
(6) Về nước sạch, vệ sinh môi trường:
- Bảo đảm nhu cầu thiết yếu về nước sạch sinh hoạt theo quy chuẩn cho người dân, nhất là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.
- Nhà nước có chính sách cung cấp nước sạch cho các cơ sở giáo dục, y tế và các cơ sở thiết yếu khác.
- Hoàn thiện chính sách về nước sạch đồng bộ, thống nhất, liên ngành, liên vùng và bảo đảm an ninh nguồn nước.
- Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo vệ môi trường khu dân cư nhằm cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của Nhân dân.
- Lồng ghép, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội; có giải pháp đủ mạnh để giải quyết triệt để ô nhiễm do nước thải, rác thải, khí thải; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải, khí thải, nước thải tại các đô thị lớn, khu vực nông thôn, miền núi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?