Nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định tại dự thảo Luật nhà giáo? Hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm?
Nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định tại dự thảo Luật nhà giáo? Hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm?
Hiện hành, căn cứ khoản 5 Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
...
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì ép buộc học sinh học thêm để thu tiền là hành vi bị cấm.
Đồng thời tại điểm đ khoản 1 Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất thêm về hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau:
...
đ) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật;
Như vậy, việc ép buộc học sinh học thêm và nộp tiền sai quy định sẽ bị nghiêm cấm theo dự thảo Luật Nhà giáo
Đồng thời tại khoản 1 Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo cũng có nêu rõ các hành vi nghiêm cấm của nhà giáo bao gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân;
- Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
- Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học;
- Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật;
- Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức;
- Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật là hành vi bị nghiêm cấm theo đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định tại Luật nhà giáo? Những hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm? (Hình ảnh Internet)
Nghĩa vụ của nhà giáo theo dự thảo Luật Nhà giáo được đề xuất như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 dự thảo Luật Nhà giáo có đề xuất nghĩa vụ của nhà giáo như sau:
- Gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.
- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học; phát huy phẩm chất và năng lực của từng người học.
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, tham gia nghiên cứu và áp dụng khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên; bảo đảm liêm chính học thuật.
- Cập nhật kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực phát triển chương trình và phương pháp giáo dục tiên tiến.
- Tham gia giám sát cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
- Thường xuyên phối hợp với gia đình người học; tích cực tham gia vào hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
Chuẩn nhà giáo bao gồm những tiêu chuẩn theo dự thảo Luật Nhà giáo nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chuẩn nhà giáo bao gồm những tiêu chuẩn sau:
Chuẩn nhà giáo
...
2. Chuẩn nhà giáo bao gồm các tiêu chuẩn:
a) Phẩm chất, đạo đức nhà giáo;
b) Trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
c) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; kỹ năng hoạt động phát triển cộng đồng, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong và ngoài cơ sở giáo dục;
d) Nhiệm vụ theo chức danh nhà giáo;
đ) Sức khỏe.
Như vậy, chuẩn nhà giáo là những tiêu chuẩn định ra để đánh giá và đảm bảo chất lượng của nhà giáo trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh.
Các tiêu chuẩn này được đề xuất tại dự thảo Luật nhà giáo bao gồm phẩm chất và đạo đức, trình độ đào tạo và bồi dưỡng, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, nhiệm vụ theo chức danh nhà giáo, và sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?