Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường?

Cho tôi hỏi để tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 thì nhiệm vụ cụ thể của UBND thành phố là gì? - Câu hỏi của anh Linh từ Đà Nẵng

Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường?

Tại tiểu mục 15 Mục II Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Ngoài triển khai các nội dung theo quy định tại khoản 14 Mục II Nghị quyết 48/NQ-CP, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ thứ nhất:

+ Trên cơ sở thực tế của từng thành phố, rà soát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu cho Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các Nghị quyết về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35%;

+ Áp dụng công nghệ giao thông thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị; tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố;

- Nhiệm vụ thứ hai: Nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030;

- Nhiệm vụ thứ ba: Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào;

- Nhiệm vụ thứ tư:

+ Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận;

+ Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp;

- Nhiệm vụ thứ năm:

+ Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường để đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ;

+ Quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm điểm trông giữ xe, trung chuyển vật liệu xây dựng…;

+ Thực hiện nghiêm quy định về hành lang an toàn giao thông, không để tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh gây cản trở giao thông;

- Nhiệm vụ thứ sáu:

+ Tập trung các nguồn lực xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút;

+ Chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Nhiệm vụ của UBDN thành phố trong việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025?

Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường? (Hình từ Internet)

Chế độ báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp an toàn giao thông theo quý như thế nào?

Tại điểm a tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về chế độ báo báo:

- Hằng quý các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết này tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022?

Tại tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tổ chức thực hiện:

- Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021;

- Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát lại việc thực hiện các kế hoạch, đề án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã và đang thực hiện trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình để triển khai thực hiện Nghị quyết này, ban hành trong quý II năm 2022;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và Nghị quyết này;

- Đề nghị các cấp ủy đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành có liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã giao trong Nghị quyết này vào nội dung, kế hoạch “Năm An toàn giao thông”; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đề án thu phí phương tiện cơ giới
Xe cơ giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ ngày 01/01/2025, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
Pháp luật
QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 79/2024 quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thế nào?
Pháp luật
Thông tư 82/2024 về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc BQP mới nhất?
Pháp luật
Đã có Thông tư 69/2024 về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Điều khiển xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu hiện nay? Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật có cần bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu không?
Pháp luật
Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng có được cấp giấy kiểm định hay không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thủ tục chấp thuận xe cơ giới nước ngoài được tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/5/2025 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đề án thu phí phương tiện cơ giới
2,651 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đề án thu phí phương tiện cơ giới Xe cơ giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đề án thu phí phương tiện cơ giới Xem toàn bộ văn bản về Xe cơ giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào