Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp chứng chỉ hành nghề hay không? Người hành nghề khám chữa bệnh có quyền gì?
Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ khám chữa bệnh cung cấp chứng chỉ hành nghề hay không?
Quyền của người bệnh:
Căn cứ theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì người bệnh có các quyền như sau:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Nghĩa vụ của Người khám chữa bệnh đối với người bệnh:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nghĩa vụ của người khám chữa bệnh đối với người bệnh như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
- Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
- Tư vấn, cung cấp thông tin.
- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
- Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ theo các quy định nêu trên thì người bệnh không có quyền yêu cầu bác sĩ khám chữa bệnh cung cấp chứng chỉ hành nghề.
Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ khám chữa bệnh cung cấp chứng chỉ hành nghề hay không? (Hình từ Internet)
Người hành nghề khám chữa bệnh có quyền gì?
Căn cứ tại Mục 3 Chương II Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về các quyền của người hành nghề khám chữa bệnh như sau:
- Quyền được hành nghề:
+ Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Quyền từ chối khám bệnh chữa bệnh:
+ Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
+ Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
+ Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề.
+ Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh:
+ Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến.
+ Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.
- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề:
+ Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.
+ Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.
+ Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
a) Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
b) Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, theo căn cứ trên thì Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?