Người bệnh COVID-19 được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh như thế nào theo quy định mới nhất?
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập?
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 tại cơ sở y tế tư nhân?
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 trong năm 2021 tại một số bệnh viện cụ thể?
- Quy định về nguyên nhân bất khả kháng khi cơ sở điều trị không bóc tách được chi phí khám chữa bệnh COVID-19 với các bệnh khác?
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
- Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 bao gồm:
+ Tiền khám bệnh, tiền giường và dịch vụ kỹ thuật. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền chưa được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng trong các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chưa được ban hành giá. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Dịch vụ kỹ thuật không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Việc thanh toán thực hiện theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở đó hoặc của bệnh viện chủ quản.
- Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19: quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Người bệnh COVID-19 có thẻ bảo hiểm y tế tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng quy định tại khoản 5 Điều này thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: áp dụng theo hạng, theo tuyến của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 do hoặc bệnh viện chủ quản.
Quy định chi tiết về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19 năm 2022?
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 tại cơ sở y tế tư nhân?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại tại cơ sở y tế tư nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19 được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 tại cơ sở y tế tư nhân được ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo nguyên tắc tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
- Mức giá dịch vụ, danh mục thuốc, vật tư y tế và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh COVID-19: áp dụng theo hạng, theo tuyến của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng cao nhất đóng trên địa bàn;
- Sở Y tế có trách nhiệm ký hợp đồng với cơ sở y tế tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19.
Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19 trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thanh toán chi phí căn cứ quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu giữa sở Y tế và cơ sở y tế tư nhân.
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 trong năm 2021 tại một số bệnh viện cụ thể?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm 2021 của Bệnh viện điều trị COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế, Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, Phổi Trung ương, Nhi Trung ương, Trung ương Thái Nguyên do Bộ Y tế thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Long An và cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 không đủ trang thiết bị để thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật thì được ký hợp đồng dịch vụ y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn có đủ điều kiện thực hiện theo quy định chuyên môn, được ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện dịch vụ.
- Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 theo phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến; Người bệnh COVID-19 có thẻ bảo hiểm y tế tự chi trả chi phí cùng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị mà người bệnh phải trả theo quy định do một trong các nguyên nhân bất khả kháng quy định tại khoản 5 Điều này thì được ngân sách nhà nước chi trả theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quy định về nguyên nhân bất khả kháng khi cơ sở điều trị không bóc tách được chi phí khám chữa bệnh COVID-19 với các bệnh khác?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về những nguyên nhân bất khả kháng quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 4 Điều này bao gồm:
- Người bệnh tử vong trong quá trình điều trị nhưng cơ sở y tế không liên hệ được với thân nhân, người nhà người bệnh;
- Người bệnh không có thân nhân, người nhà và không đem theo giấy tờ tùy thân khi vào điều trị tại cơ sở y tế;
- Người bệnh, thân nhân, người nhà người bệnh không mang đủ tiền để chi trả chi phí điều trị.
Như vậy, Nghị định mới đã quy định rất chi tiết về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19. Theo đó, các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản chịu trách nhiệm về tính chính xác, pháp lý của số liệu báo cáo bảo đảm không để xảy ra thất thoát, lãng phí và tiêu cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?