Người biểu diễn có được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình?
Người biểu diễn là ai?
Ngày 01 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục gia nhập và chính thức là thành việc của Công ước ROME năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Tại Điều 3 Công ước này định nghĩa về người biểu diễn như sau:
Người biểu diễn là các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Tại khoản 1 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng ghi nhận những tổ chức, cá nhân là người biểu diễn bao gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Người biểu diễn có được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình? (Hình ảnh từ Internet)
Quyền của người biểu diễn là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), quyền của người biểu diễn như sau:
(1) Người biểu diễn có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều này; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(2) Quyền nhân thân bao gồm:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
(3) Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình của mình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình, kể cả sau khi được phân phối bởi người biểu diễn hoặc với sự cho phép của người biểu diễn;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn của mình, bao gồm cả cung cấp đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
(4) Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
(5) Chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
- Sao chép cuộc biểu diễn chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
- Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Người biểu diễn có được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình?
Căn cứ quy định về quyền của người biểu diễn nêu trên, theo đó người biểu diễn được độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình, kể cả sau khi được phân phối bởi người biểu diễn hoặc với sự cho phép của người biểu diễn.
Nói cách khác, người biểu diễn được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?